Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Thơ Nguyễn Tất Nhiên


Nguyễn Tất Nhiên, tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh ngày 30 tháng 5 năm 1952 tại quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa và mất ngày 3 tháng 8 năm 1992 tại California.
Nguyễn Tất Nhiên theo học trường trung học Ngô Quyền từ năm 1963 cho tới năm 1970. Lúc mới vừa lên trung học đệ nhất cấp, Nguyễn Tất Nhiên đã làm thơ. Theo lời những người bạn cùng trường lúc đó, thơ của Nguyễn Tất Nhiên đã rất hay từ nhỏ. Lúc đó Nguyễn Tất Nhiên thành lập thi văn đoàn với bạn học là Đinh Thiên Phương, tên thật là Đinh Thiên Thọ. Cả hai thi sĩ học trò này cùng chung nhau xuất bản tập thơ Nàng thơ trong mắt năm 1966, khi đó Nguyễn Tất Nhiên được 14 tuổi. Trong tập thơ này Nguyễn Tất Nhiên lấy bút hiệu là Hoài Thi Yên Thi.
Thời gian này, Nguyễn Tất Nhiên đã gặp một cô gái người miền Bắc tên là Duyên và có với cô này một tình cảm nhẹ nhàng nhưng không thành công vì hoàn cảnh gia đình và cả tính nghệ sĩ của Tất Nhiên. Dù vậy, cô gái tên Duyên này cũng đã là cảm hứng cho Tất Nhiên sáng tác khá nhiều bài thơ Khúc tình buồn, hay các bài Cô Bắc Kỳ nho nhỏ, Linh mục, Em hiền như ma sơ.
Tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Tất Nhiên đã bộc lộ từ lúc ông còn rất trẻ. Đầu óc của ông được miêu tả lúc nào cũng như mơ mộng suy nghĩ đâu đâu, không tập trung ngay cả khi đang học. Bạn bè thời gian này gọi đùa ông là Hải Ngáo hay Hải Khùng. Tương truyền, có một buổi sáng, Nguyễn Tất Nhiên đứng giữa ngã tư ở Biên Hòa như chỗ không người, bỏ tay trong túi quần nhìn lên trên trời.
Mối tình vô vọng với cô Duyên, nỗi đam mê, niềm đau khổ làm người đã tạo nên phong cách thơ của ông.
Theo lời kể của nhà thơ Thái Thụy Vy: “hồi chưa nổi tiếng, trời nắng chang chang mà anh ưa mặc cái manteau mua ở khu Dân sinh, mồ hôi nhễ nhại, ưa đạp xe đạp đi cua cô em Bắc Kỳ nho nhỏ tên Duyên..
Giai đoạn từ năm 1971 trở về sau
Sự nghiệp của Nguyễn Tất Nhiên thời gian đầu không mấy thành công: thơ ông in ronéo tặng không cho các nữ sinh đều bị quăng vào thùng rác. Những tập thơ gửi bán trong các tiệm sách đầu chợ Biên Hòa để đến giấy đổi màu vàng vẫn không bán được.
Cho đến khi thơ ông được một số thầy giáo gửi đăng báo Sáng tạo của Mai Thảo, rồi Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang thấy đó mà phổ nhạc thì mới bắt đầu nổi tiếng.
Vào khoảng năm 1972 hoặc 1973, Nguyễn Tất Nhiên nhận được giấy gọi nhập ngũ vào trường Võ bị Thủ Đức. Tuy nhiên mới vào Trung Tâm 3 Quang Trung, ông đã được cho thôi về vì lý do tâm thần bất ổn. Sau năm 1975, Nguyễn Tất Nhiên sống ở trong nước cho tới 1981. Trong thời gian này ông học đàn và sáng tác ca khúc với nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa trong bốn năm. Năm 1980, ông sang định cư tại Pháp, rồi cuối cùng sang Mỹ sống ở Quận Cam. Sau ông lấy vợ có tên là Minh Thủy, có 2 đứa con trai.Ngày 3 tháng 8 năm 1992, người ta thấy ông nằm chết trong một xe hơi cũ, đậu dưới bóng cây trong sân chùa tại California.
Tác phẩm
Thơ của Nguyễn Tất Nhiên nổi tiếng với những tác phẩm viết về cảm tình tuổi trẻ, bằng cách đào sâu vào cảm xúc, tư tưởng của con người. Ông thổi một làn gió mới vào thơ Việt Nam với đầy những ý tưởng kỳ lạ: Người yêu là dao nhọn (trong bài Khúc buồn tình), là tín đồ duy nhất: “Tín đồ là người tình, người tình là ác quỷ, ác quỷ đầy quyền năng”, còn tôi “là linh mục, giảng lời tình nhân gian”, một cách ẩn dụ táo bạo để nói về cái tình cảm âu yếm trong đau khổ, lạc quan trong bi thiết của người yêu, được thể hiện bằng những lời lẽ bông đùa nhưng ngụ ý sâu cay. Nhiều bài khác thì gợi nên hình ảnh của tuổi học trò, vừa hồn nhiên, vừa nghịch ngợm (“Duyên của ta tình con gái Bắc”, “Bởi yêu em nên sầu khổ dịu dàng”)…
Thơ của ông do đó được đón nhận như một hiện tượng, cùng với sự quan tâm của các nhạc sĩ nổi tiếng lúc ấy như là Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang, những dòng thơ kỳ lạ đã được phổ biến hầu khắp, được nhiều giới yêu thích.
Tác phẩm đã in:
Nàng thơ trong mắt (thơ, Biên Hòa, 1966, cùng với Đinh Thiên Phương)
Dấu mưa qua đất (thơ, Biên Hòa, 1968, cùng với bút đoàn Tiếng Tâm Tình)
Thiên Tai (Thơ, 1970)
Thơ Nguyễn Tất Nhiên (thơ góp nhặt từ 1969-1980, nhà xuất bản Nam Á – Paris in lần đầu tiên năm 1980)
Những năm tình lận đận (tập nhạc 1977-1984, nhà xuất bản Tiếng Hoài Nam, Hoa Kỳ 1984)
Chuông mơ (Thơ từ năm 1972-1987, nhà xuất bản Văn Nghệ – California, 1987)
Tâm Dung (thơ, Người Việt 1989)
Ngoài sáng tác thơ, ông còn viết một số bài nhạc, nổi tiếng trong số đó là bài “Chiều trên đường Hồng Thập Tự” và lời ca cho bài “Trúc đào” (nhạc của Anh Bằng).

Chuyện tình nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên
 
Có thể nói thơ và chuyện tình của Nguyễn Tất Nhiên trở thành một hiện tượng nổi bật tại miền Nam vào những năm đầu thập niên 1970.
Ông làm thơ hay – điều đó là hẳn nhiên, nhưng chuyện tình được “rêu rao” trong thơ ông khiến dư luận hết sức chú ý. Nguyễn Tất Nhiên yêu rất thật và thơ ông cũng phản ánh quá thật những tâm tình nóng hổi khi yêu làm cho giới bạn đọc, nhất là học sinh, sinh viên đều có những đồng cảm sâu sắc.

Năm đệ tứ (lớp 9), ông để ý đến một cô bạn học người Bắc, tên Bùi Thị Duyên rất xinh đẹp. Chính vào năm đó, Nguyễn Tất Nhiên bắt đầu làm thơ. Thật đáng kinh ngạc, những bài thơ đầu tay đã có sự cuốn hút lạ thường nên chỉ vài năm sau đó ông đã sớm nổi danh. Với những bài thơ này – chủ yếu viết cho Duyên, Nguyễn Tất Nhiên đã tập hợp in thành tập mang tên “Thiên tai” khi học lớp đệ nhất (lớp 12) và thân hành mang đi bán tại các lớp trong trường.
Khi tập thơ phát hành, Nguyễn Tất Nhiên nổi tiếng ngay, và vì thế ở Biên Hoà, người ta bắt đầu đồn thổi về chuyện tình Duyên – Nhiên khắp nơi. Sau này, Bùi Thị Duyên kể:
“Tụi này biết nhau từ hồi nhỏ, lúc đó còn ngây thơ, tôi chưa nghĩ gì, còn Nguyễn Tất Nhiên có nghĩ gì hay không thì tôi không biết. Gặp nhau, biết nhau từ lúc 14 – 15 tuổi. Tôi được Nhiên tặng một quyển thơ mà như anh nói chỉ có 3 bản chính đặc biệt (trong số 100 bản), một cho Nhiên, một bản cho tôi, và một bản cho một người quan trọng nào đó. Tôi biết sự hình thành quyển thơ là từ tôi mà ra chứ không phải không, nhưng thật ra chúng tôi chẳng có gì hết, bạn bè trong lớp ai cũng biết. Dĩ nhiên là tôi rất xúc động vì một quyển thơ viết cho tôi. Nhưng tôi đã gặp và nói với Nguyễn Tất Nhiên rằng mình chỉ là bạn thôi, nếu Nhiên muốn đi xa hơn nữa thì tôi không gặp Nhiên đâu. Sau đó anh ấy cũng công nhận chỉ muốn là bạn, nhưng thật ra nói thế cho qua để mà còn tiếp tục được gặp tôi”.
Cũng cần được nói thêm, ở Biên Hoà thời ấy có rất nhiều nhà thờ. Là người theo đạo, Bùi Thị Duyên hay đi lễ, và những buổi sáng hay chiều, anh chàng làm thơ si tình Nguyễn Tất Nhiên thường ngồi trong quán cà phê bên đường để ngắm nhìn người đẹp đi ngang qua. Ắt hẳn đã nhận ra tình mình chỉ là đơn phương, thơ của ông viết cho Duyên đa phần là thở than, trách móc, có khi rất… dữ dội.
Bài thơ đầu tiên ông làm cho Duyên đã có tên là “Khúc tình buồn”, sau đó nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bản nhạc “Thà như giọt mưa” hầu như ngày nào cũng được phát trên Đài phát thanh Sài Gòn, được giới học sinh, sinh viên mua, chép, chuyền tay nhau với tất cả sự thích thú vốn có cũa tuổi trẻ:
“Thà như giọt mưa
Vỡ trên mặt Duyên
Để ta nghe thoáng
Tiếng mưa vội đến
Những giọt run run
Ướt ngọn lông măng
Khiến người trăm năm
Đau khổ ăn năn
Khiến người tên Duyên
Đau khổ ăn năn
Khiến người tên Duyên
Đau khổ muôn niên”.

Với cái tên Duyên được “rêu rao” trong ca từ một cách thê thiết như thế, cảm xúc của người nghe như được nhân lên gấp bội, cho nên bản nhạc cũng như tên tuổi của Nguyễn Tất Nhiên nhanh chóng được lan truyền rất rộng rãi.

Tiếp sau bản nhạc đó, và ngoài tập thơ “Thiên Tai”, Nguyễn Tất Nhiên còn tiếp tục làm nhiều thơ “ai oán” cho Bùi Thị Duyên. Như bài “Duyên của tình ta con gái Bắc” với những câu… ấn tượng:
………….
Nghe nói em vừa thi rớt Luật
Môi trâm anh tàn héo nụ xa vời
Mắt công nương thầm khép mộng chân trời
Xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng!
(Dù thật sự cũng đáng đời em lắm
Rớt đi Duyên, rớt để thương người!)

………..
Thế nhưng, dường như trái tim của Bùi Thị Duyên vẫn không hề mềm sũng trước những bài thơ ướt át đó, thậm chí ngược lại đã có nhiều hờn trách từ phía gia đình bà dành cho nhà thơ tài hoa si tình.
Cả dư luận, trong khi thán phục, tìm đọc thơ của Nguyễn Tất Nhiên cũng bắt đầu tỏ ý phê phán ông “độc ác” với người-tình-không–trái- tim Bùi Thị Duyên. Để đến nỗi, khoảng năm 1973, Nguyễn Tất Nhiên thật sự mệt mỏi (chữ của ông hay dùng trong thơ) với cuộc tình tuyệt vọng của mình và làm bài thơ coi như là bài cuối cùng dành cho Duyên, trong đó ông “dũng cảm” tự nhận mình là một “tên quái đản”, là người “cầu danh vọng trên nước mắt người tình” như một tạ lỗi:
Năm năm trời… ta làm tên quái đản
Cầu danh trên nước mắt của người tình
Năm năm trời có nhục có vinh
Có chua, chát, ngọt, bùi, cay, đắng…
Có hai mái đầu chia nhau thù oán
Có thằng ta trút nạn xuốn vai em!
Năm năm trời… có một tên Duyên
Ta ca tụng, rồi chính ta bôi lọ
Tình ta đẹp nhưng tính ta còn nít nhỏ
Nên lỗi lầm đã đục màu sông
Nếu em còn thương mến tuổi mười lăm
Xin nuốt hận mĩm môi cười xí xóa
Hồn ta đẹp nhưng đời ta thảm quá
……….
(Tạ lỗi cùng người)

 
Em hiền như ma soeur.
Cũng trong thời kỳ Nguyễn Tất Nhiên học đệ nhất (lớp 12) và xuất bản tập thơ “Thiên tai”, ông có chú ý đến một cô bạn học chung trường khác tên là Nguyễn Thị Minh Thuỷ.
Minh Thuỷ không đẹp bằng Bùi Thị Duyên nhưng cũng xinh xắn, dễ thương, học giỏi nhất trường, có thể nói là tài năng toàn diện, đặc biệt là hết sức dịu dàng. Đã biết chắc rằng tình yêu mình dành cho Duyên là vô vọng, Nguyễn Tất Nhiên tỏ ra săn đón Minh Thuỷ hơn. Vốn có bản tính dịu dàng, Minh Thuỷ không tỏ ra từ chối tình yêu của nhà thơ mà chỉ im lặng nửa nhận nửa không. Cứ mỗi khi tan trường, đang đi bên cạnh cô bạn học, nhác thấy chiếc Honda của Nguyễn Tất Nhiên lạng lại từ xa là Thuỷ vội đẩy bạn ra phía ngoài, còn mình đi bên trong để tránh tiếp xúc trực tiếp. Những lần như thế, thư từ, quà cáp của nhà thơ được cô bạn nhận giúp và sau đó chuyển lại cho Thuỷ. Bà kể về thời đó: “Có lần anh ấy dúi vào tay bạn tôi một cái bọc và nói trước khi phóng xe đi: “Thuốc bổ óc đó, một cho Dung (tên bạn tôi) và một cho Thuỷ, ráng thức để mà học thi”. Tôi cũng cảm động, vui vui một chút. Anh chàng làm thơ mà cũng biết điệu đó chứ”.
Tuy vậy, khi thấy “hiện tượng” mối tình Nhiên – Duyên rộ lên cả trường, cả tỉnh, cả miền Nam, Minh Thuỷ cũng rất dè chừng. Lần nọ, bà quyết định gom hết tất cả quà cáp, thư tình của Nguyễn Tất Nhiên lâu nay gửi cho mình đem đến nhà bạn, nhờ bạn trả lại hết. Sự kiện đó đã làm cho nhà thơ si tình chấn động. Ông viết ngay bài thơ “Kẻ tự đóng đinh tim” cho Minh Thuỷ:
Vì chẳng được cầm tay nhau kể lể
Nên chuyện tình cứ thế, thảm hơn
Chúa cũng cau mày ngắm nỗi cô đơn
Của một kẻ đóng tim mình trên thập giá!
Chiều em đi học về, thơm tóc thả
Áo suông eo trinh bạch cả giáo đường
Ta ngọt ngào gọi khẽ, người đi luôn
Nên lũ thiên thần bỗng nhiên thất chí
Bay xuống trần gian làm thi sĩ
Nâng Thánh Kinh mà hát thơ tình
Có con chiên nào thoáng ngạc nhiên
Rồi lại đắm chìm trong vần nhã nhạc…
Chiều em đi học về, chim trắng bước
Ngang giáo đường nhòe nhoẹt màu vôi phai
Có động lòng xin hãy rút khăn tay
Lau giùm mắt kẻ xương bày trên thánh giá
Là ta đó, em ơi, đang tầm tã
Mưa đầy hồn đau đớn thương thân
Lỡ yêu tín đồ phải chấp nhận gian truân
Phải muối mặt giao du cùng quỷ sứ
Tính nhân hậu đã hồi nào hóa dữ
Chỉ vì em lành lặn quên chàng
Chỉ vì em… gõ nhẹ cửa thiên đàng
Bình thản gửi cho hai hàng bím tóc!
Vì chẳng được ra đường đứng, khóc
Nên hình hài cứ thế, ốm o hơn
Đời không dung đứa tự thị ngông cuồng
Người cũng thế nhìn ta chán ghét
Ta điên đảo, người đâu cần hay biết
Ta té lên té xuống chẳng ai màng
Ta còng lưng gánh bụi giữa hoàng hôn
Người lãnh đạm hất ta rơi vực tối!
Chúa cũng lắc đầu vô phương cứu rỗi
(Cứu rỗi làm gì một thứ nghênh ngang
Cứ nổi cơn đòi Thượng Đế ngang hàng
Đấng Ngàn Tuổi tim già khô độ lượng !)
Ta phải chết cho Nước Trời thịnh vượng
Cho thánh thần chúc phúc bình an
Cho em còn mãi mãi dịu hiền ngoan
Mà hãnh diện có thằng đen đúa
Luôn nhăn nhó mặt mày chê Chúa khó
Nhưng cắn răng không hở miệng trách em!

 
 Trong một bài khác, ông còn trách cụ thể về việc Minh Thuỷ đã từng nhận thư, quà của ông như sau:
……..
Ta vẫn nhớ trưa nào em ngồi hát
Ta thèm hôn lên mắt tiểu thư buồn
Ta vẫn ăn năn những lúc đón đường
Em khó chịu mà thư nào cũng nhận!
………..
(Giữa trần gian tuyệt vọng)

Cũng là thơ hờn trách nhưng có gì nhẹ nhàng, đằm thắm hơn chứ không “phẫn uất” như thơ viết cho Bùi Thị Duyên, vì Nguyễn Tất Nhiên đã nhận ra vẻ dịu dàng “Em hiền như ma soeur” của Minh Thuỷ. Phải nói những bài thơ ông viết cho Minh Thuỷ tình tứ, cảm động hơn, dù “chuyện tình” này không ồn ào như với Bùi Thị Duyên. Hình ảnh thắt bính tóc của Minh Thuỷ đi vào thơ ông thơ mộng lắm, ngay cả khi có nguy cơ hai người chia tay:
Em không còn thắt bính
Nuôi dưỡng thời ngây thơ
Anh không còn luýnh quýnh
Giữa sân trường trao thư
………….
Em thường hay mắt liếc
Anh thường ngóng cổ cao
Ngoài đường em bước chậm
Quán chiều anh nôn nao
……..
Hai năm tình lận đận
Hai đứa cùng xanh xao
Hai năm trời mùa lạnh
Hai đứa cùng hư hao

……..
(Hai năm tình lận đận)
Lên đại học, Nguyễn Tất Nhiên vào học Luật khoa, Minh Thuỷ vào Vạn Hạnh, Sài Gòn. Từ đó, hai người hầu như không còn gặp nhau. Thế nhưng, thỉnh thoảng trên báo, ông vẫn có thơ cho Minh Thuỷ, như đoạn thơ dưới đây là một, vẫn da diết lắm:
Trời mưa , không lớn lắm
nhưng đủ ướt đôi đầu !
tình yêu , không đáng lắm
nhưng đủ làm … tiêu nhau !
……………
em tính còn ham chơi
lưng ngoan dòng tóc bính
môi trinh non thích cười
chiều chiều hay giỡn nắng
tình trôị. kệ tình trôi
…………
(Thơ Khởi Tự Mê Cuồng)

Thì xin nhẫn nhục cưu mang vợ chồng
Năm 1975, biến cố đất nước. Chính sự kiện này đã vô tình “đẩy” Nguyễn Tất Nhiên và Minh Thuỷ gặp lại nhau, ấy là khi cả hai cùng trở về Biên Hoà sinh sống. Nguyễn Tất Nhiên đi làm… rẫy ở Long Thành (Đồng Nai), Minh Thuỷ làm nhân viên hợp tác xã ở thành phố. Dường như sự bình lặng của thời kỳ này đã làm “nguội” những sôi nổi bốc đồng của tình yêu tuổi trẻ một thời. Hai người đến với nhau có vẻ thanh thản, hiểu đời hơn. Tình yêu từ đó được nối lại.
Năm 1978, họ chính thức làm đám cưới. Tuy nhiên, với một tâm hồn quá mẫn nhạy, thậm chí hơi khác thường, ngay cả khi chuẩn bị chuyển từ vị trí người tình thành người chồng, Nguyễn Tất Nhiên vẫn có những bài thơ dự cảm rằng mình không xứng với sự dịu dàng, hiền ngoan, với kiểu “con nhà gấm lụa thánh hiền” của Minh Thuỷ. Nghe người ta chúc “trăm năm hạnh phúc” ông cũng lo nghĩ. Ông viết:
“Phu thê nếu đã nợ rồi
Thì tôi đâu ngại ngỏ lời yêu em
Như con chim mới tập chuyền
Bâng khuâng gấm lụa thánh hiền em ra
Mặt trời rực rỡ phương xa
Ở đây hạnh phúc chỉ là đau thương
…………
Phu thê nếu đã buộc ràng
Thì xin nhẫn nhục cưu mang vợ chồng
Tôi quanh năm sống hoang đàng
Cũng xin nhỏ lệ hoàn lương, khóc tình”.
(1978 ở Việt Nam)
Với những bài thơ viết cho người vừa thành vợ của mình, dễ thấy Nguyễn Tất Nhiên yêu Minh Thuỷ thật tình – thứ tình yêu không còn ai oán, hờn trách, hơn thua như xưa nữa mà đong đầy mặc cảm, lo lắng, làm như tạng người ông thì chỉ yêu thôi chứ đừng cưới, khi yêu thì “hùng hổ” nhưng khi cưới thì “ăn năn”. Như bài “Uyên ương” cái tựa thơ đã rõ là nói về tình vợ chồng, nhưng sao mà… hoài tiếc, thổn thức với những gì đã qua:
….
Có những chiều ta muốn hôn em, rồi khóc
Mùa bình an nào chờ đợi uyên ương?
Nhớ hôm xưa em mảnh khảnh tan trường
Hương trinh khiết ngây ngây chiều nắng lụa
Áo đông phương còn e dè trước gió
Ðôi tà ngoan chưa phỉ sức tung tăng
Bụi trần gian chưa gợn vướng mi cong
Thơ ta sáng theo hồn ta trẻ nhỏ
Nhớ hôm xưa em bình minh thiếu nữ
Môi vô tư chưa bợn nhuốm hơi người
Tay măng tơ chưa vọc nước dòng đời
Tóc bính thảnh thơi chưa phiền khói thuốc
Ta lẽo đẽo theo tình ê ẩm bước
Ðể chiều về nghẹ thấm thía gian nan!
Nhớ hôm xưa em mơ mộng nhẹ nhàng
Hay hát khẻ đôi bài tình man mác
Trang thư nhỏ ép bông hoa, làm dáng
Cài tơ nhung lên tóc mượt, làm duyên
Cười với tình nhưng… tránh vội sang bên
Như thể sợ tình yêu làm lấm áo!
Chim trong tổ biết chi đời giông bão
Em con cưng nào biết tuổi lưu đày
……
Với tính cách khác thường của Nguyễn Tất Nhiên như thế, quả nhiên cuộc sống của họ không hạnh phúc lắm, chủ yếu là do “tính nết hoang đàng” cố hữu của Nguyễn Tất Nhiên – như ông thường tự nhận, toàn là “nhẫn nhục cưu mang vợ chồng”. Dù đã có với nhau hai con trai, nhưng hai người thường xuyên có những cuộc “di cư” mỗi người một nơi mỗi khi trong nhà có “giông bão”. Năm 1992, trong một lần Minh Thuỷ dẫn hai con “di cư” như thế thì nghe tin Nguyễn Tất Nhiên đã tự kết liễu đời mình trong một ngôi chùa ở California, Mỹ (họ sang Mỹ từ năm 1978).
Chính Minh Thuỷ cũng không tin ông chọn giải pháp đó dù quá biết tính cách khác thường của ông. Vì những chuyến “di cư” như thế, đối với bà, chỉ là cách để ông “biết điều” hơn với vợ con mà thôi, nhưng than ôi, “chính vì em mà thiên tài chán sống”, ông đã từng cảnh báo như thế trong một bài thơ thời còn độc thân rồi mà.

Nguồn : https://bacsiletrungngan.wordpress.com/

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Giáo dục Pháp: Sau phổ thông, đủ đi làm


Mục đích của giáo dục là đào tạo ra các công dân tốt và hữu ích cho quốc gia dân tộc. Theo triết gia Pháp Régis Debray, tại Pháp mỗi đơn vị hành chính đều có hai trung tâm đầu não: thứ nhất là tòa thị chính, thứ hai là trường học.
 
Người Pháp coi mục đích của giáo dục là đào tạo ra các công dân tốt và hữu ích cho quốc gia dân tộc nhưng cũng rất bình đẳng và tự chủ, phi tôn giáo và chính trị. “Lý tưởng” này được người Pháp thực thi bằng các giải pháp, chính sách giáo dục cụ thể, thiết thực.
 
Mỗi học viên ứng với một vị trí trong xã hội
 
Đây là một trong những điểm sáng nhất của nền giáo dục Pháp. Giống như nhiều nước, trẻ em pháp từ sáu tuổi đến 16 tuổi phải đến trường theo học chương trình phổ thông. Nhiều nước xác định giáo dục phổ thông là giáo dục căn bản, còn để làm việc thì phải chờ hậu đại học, cao đẳng hoặc trường nghề. Còn tại Pháp, ngay từ thời phổ thông người học đã biết mình có thể làm việc gì sau khi tốt nghiệp. Thế nên tại đây, việc dạy bao quát (rộng) diễn ra từ sớm (cấp I, cấp II). Khi bắt đầu lên cấp III, Pháp có nhiều loại bằng tốt nghiệp THPT Baccalauréat (BAC) hơn so với nhiều nước khác - vốn chỉ có chung một bằng tốt nghiệp phổ thông.
 
Cụ thể, Pháp có đến ba loại bằng tốt nghiệp phổ thông khác nhau với những “địa chỉ ứng dụng” khác nhau. Đầu tiên là BAC Général. Hệ này dành cho những học sinh có học lực khá giỏi hoặc những em thực sự muốn theo đuổi chương trình đại học hay cao học trong tương lai. Theo đó, các em có thể chọn học khối ngành tự nhiên (BAC Science), khối ngành kinh tế xã hội (BAC Economie Social) hoặc khối ngành văn học (BAC Littérature).
 
Chính vì phân ngành nên học sinh chỉ học những môn chuyên ngành là chính ở cấp III (trừ một số môn bắt buộc trong đào tạo kỹ năng cơ bản, nhân cách, đạo đức… được dạy từ cấp I, cấp II). Thế nên chương trình học được giảm thiểu tối đa để các em không phải bị nhồi nhét kiến thức không cần thiết. Tất nhiên, đề thi tốt nghiệp tương ứng cho từng khối ngành cũng khác nhau.
 
Các em học lực yếu hơn nhưng vẫn mong muốn theo đuổi việc học thì có thể chọn hệ BAC Tech. Chương trình đào tạo hệ này tạo điều kiện cho học sinh tiếp tục theo học các trường cao đẳng, trở thành những kỹ thuật viên, chuyên viên cao cấp.
 
Cuối cùng, những học sinh không hứng thú với chữ nghĩa hoặc hoàn cảnh gia đình, sở thích hoặc nguyện vọng… muốn vừa tốt nghiệp phổ thông là có thể đi làm những công việc chân tay, làm thợ chứ chưa phải làm thầy thì theo đuổi hệ BAC Pro. Hệ này cung cấp các nghề cụ thể và các em học sinh được định hướng, chọn lựa và trong suốt hai năm cuối phổ thông có thể rèn luyện để đi làm ngay khi vừa ra trường với tay nghề vững.
 

 
 Giáo dục Pháp định hướng nghề nghiệp cho trẻ từ rất sớm. (Ảnh minh họa: childandteenconsumption)
 
Hệ thống giáo dục chặt chẽ lấy học sinh làm trung tâm
 
Dù sự phân cấp tốt nhưng điều quan trọng là hệ thống hành chính - giám sát giáo dục tại Pháp cũng rất khắt khe để đảm bảo chất lượng.
 
Sống ở quê hương của phong trào Khai sáng và cuộc Cách mạng năm 1789, người Pháp vô cùng trân trọng tính tự chủ, bình đẳng của dân tộc mình. Hiến pháp năm 1958 khẳng định Pháp là “nước cộng hòa thống nhất, phi tôn giáo, dân chủ và xã hội. Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật không phân biệt nguồn gốc xuất thân, sắc tộc, tôn giáo”. Những tính từ trong tuyên bố trên cũng có thể được dùng để mô tả phương châm giáo dục của Pháp.
 
Mọi người học, từ trẻ nhỏ đến người già đều bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng. Để bảo đảm nguyên tắc trên, người Pháp xây dựng một hệ thống tập trung và thống nhất. Trường công lập chiếm số lượng lớn nhằm tạo môi trường bình quyền cho học sinh. Các trường tư thục được tự do hoạt động nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của nhà nước nhằm hạn chế tình trạng trường chèn ép, tạo thiệt thòi cho học sinh so với trường công.
 
Các giám đốc sở giáo dục đều do tổng thống bổ nhiệm và giáo viên cũng do nhà nước tuyển dụng thông qua các hình thức kiểm tra, thi cử minh bạch và khắt khe. Kết quả của cách cấu trúc trên là một hệ thống trường học có độ đồng nhất cao, triệt để giữ gìn các giá trị tốt đẹp của quốc gia, dân tộc. Chương trình học gần như giống hệt nhau ở mọi trường học nhằm đảm bảo sự đồng nhất trong chuẩn đầu ra.
 
 

 Giáo dục Pháp định hướng nghề nghiệp cho trẻ từ rất sớm. (Ảnh minh họa: childandteenconsumption)
 
Kích thích tư duy phản biện và khả năng sáng tạo
 
Giáo dục Pháp cũng chú trọng việc rèn giũa tư duy cho các công dân tương lai theo hướng tự do và tự chủ. Pháp là một trong rất ít nước áp dụng môn triết học cho học sinh cuối bậc phổ thông. Triết học ở đây không chỉ là lịch sử các lý thuyết mà là cách suy nghĩ, cách đặt vấn đề.
 
Học sinh cần nghiền ngẫm các quan điểm kinh điển của các nhân vật lỗi lạc như Plato, Kant, Hegel hay Sartre để có nguồn cảm hứng về giá trị của việc học. Việc thảo luận các vấn đề như vật chất và ý thức, luật pháp, xã hội, hạnh phúc... thông qua những câu chuyện thường nhật trong gia đình, giữa bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm… không phải là chuyện lạ với các em.
 
Thanh tra giáo dục quốc gia Mark Sherringham cho biết môn học trên nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện và tìm tòi cái mới của học sinh. Theo ông, kết quả của việc dạy triết rất đáng ghi nhận: Nhiều người Pháp có được sự đam mê đối với trí tuệ để theo đuổi học tập suốt đời.
 
Một điểm đặc trưng khác của giáo dục Pháp là tính phi tôn giáo. Bằng cách tách tôn giáo ra khỏi giáo dục, người Pháp mong muốn tạo ra một môi trường học thuật dựa trên khoa học hơn là niềm tin riêng của cá nhân.
 
Thoát khỏi sự áp đặt của các quan điểm tôn giáo, các em có cơ hội xem xét mọi việc bằng quan điểm của mình chứ không phải dựa dẫm vào bất kỳ thần linh nào hộ mệnh. Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Giáo dục Vincent Peillon, điều lệ đó cũng nhằm mục đích thúc đẩy tôn trọng tự do tín ngưỡng, không trọng không khinh bất kỳ tôn giáo nào. Điều này giúp học sinh cảm nhận được sự công bằng, tự chủ, chất khoa học của nền giáo dục nước nhà.
 
Thành công trong cải cách giáo dục “định hướng thị trường”
 
Giáo dục trên bậc phổ thông bao gồm hai hệ thống song song nhau là các đại học và các Grandes Ecoles (trường lớn). Nếu như đại học tập trung vào các môn lý thuyết thì Grandes Ecoles nhắm thẳng vào đào tạo nguồn nhân lực cạnh tranh. Nếu muốn vào Grandes Ecoles, học sinh phải có thành tích xuất sắc ở bậc trung học và thường mất từ một đến hai năm ôn luyện cho kỳ thi đầu vào. Một khi đã vào trường, áp lực học tập cũng rất lớn: Sinh viên thường bị gọi đùa là “chuột chũi” vì học đến đầu tắt mặt tối. Tuy nhiên, chính từ môi trường gắt gao này, nước Pháp đào tạo ra được những chuyên viên quản lý, kinh doanh và khoa học tinh túy. Sinh viên tốt nghiệp từ Grandes Ecoles thường không gặp khó khăn khi kiếm việc làm ở những cơ quan, tổ chức lớn.
 
Hệ thống Grandes Ecoles tinh hoa bắt nguồn từ hạn chế của hệ thống đại học đã có từ mấy thế kỷ trước. Giới lãnh đạo Pháp bấy giờ không hài lòng với việc học để biết mà đòi hỏi một hình thức đào tạo chuyên môn, thực dụng hơn. Năm 1747, Ecole des Ponts et Chaussees (trường về cầu và xa lộ) được mở dưới triều Louis XV; tiếp theo đó là Ecole du Genie Militaire (Trường Kỹ sư quân đội) và Ecole des Constructeurs de Vaisseaux (Trường Đóng tàu hoàng gia). Sang đến thế kỷ 19, Grandes Ecoles đầu tiên về quản lý được thành lập.
 
Hệ thống hiệp hội nhà nghề
 
Việc tốt nghiệp đại học tại Pháp sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu học viên chưa trải nghiệm qua hiệp hội nhà nghề. Tùy vào mỗi ngành nghề mà có những hiệp hội riêng được nhà nước vận động thành lập nhằm liên kết với trường đại học để “hậu kiểm” công tác giáo dục. Người tốt nghiệp được đến hội nhà nghề - nơi tập trung những người đã và đang đi làm với chuyên môn, kỹ năng cao - để thực tập, trải nghiệm và được đánh giá. Nhờ vậy trường có thể nắm rõ chất lượng đầu ra, từ đó điều chỉnh chương trình đào tạo dựa trên góp ý từ phía học viên và hội nhà nghề.
 
Theo Pháp luật TPHCM

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Tuổi thơ...




Chắc tuổi tác đã đến ngưởng "chớm già" rồi nên lúc này tôi lại thường nhớ lại những kỷ niệm tuổi thơ thật da diết... đến nỗi đêm cũng nằm mơ lại tuổi lên năm, lên mười...những hình ảnh thân quen như ngôi nhà cũ, những khuôn mặt thân thuộc của ông bà, cậu dì, những đứa bạn hàng xóm, những trò chơi trên góc phố... như cuốn phim quay chậm lần lượt hiện về trong tâm trí, trong giấc mơ...của tôi. Chắc có lẽ đó là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mình... tuổi thơ, ôi tuổi thơ !!!....Có người nói "Hãy sống với hiện tại, vì tương lai nằm sẵn trong hiện tại, đừng tiếc nuối quá khứ..." cũng rất đúng, nhưng cũng có lúc nên hồi tưởng lại quá khứ, vì tuổi mình cũng đã già quá khứ(*) rồi, phải không bạn ? 

...Sớm bắt bướm hái hoa kêu la nô đùa
Chiều lại ra dạo chơi vườn hoa
Tối quyến luyến má ba vui ca bên đèn
Bảy giờ đêm nằm ngủ mơ thấy tiên
...

(*) Dân quê Cà Mau của tôi còn dùng từ "quá khứ" để chỉ một hiện tượng, sự vật nào quá nhiều, quá lớn chẵng hạn : "zui quá khứ rồi" (vui quá) hay "cái này sao bự quá khứ zậy" (lớn quá vậy).

Tuổi thơ (Lê Thương)

Trời xanh xanh mát
Hương thơm thơm ngát
Cùng nhau ta múa điệu ca
Cùng nhau ta hát đời ta

Nhụy hoa thanh khiết
Men hoa ngây ngất
Hát cho tâm hồn được khuây
Cũng như cánh đẹp được bay

Sớm bắt bướm hái hoa kêu la nô đùa
Chiều lại ra dạo chơi vườn hoa
Tối quyến luyến má ba vui ca bên đèn
Bảy giờ đêm nằm ngủ mơ thấy tiên

Cười vui ca hát
Tươi thắm đôi môi ướt
Bàn tay năm ngón cùng xinh
Màu da trong trắng mượt tinh

Chìm trong đôi mắt bao ước mơ trong vắt
Sướng thay cho đời trẻ thơ
Mỗi trang sách là một bài thơ


Sớm bắt bướm hái hoa kêu la nô đùa
Chiều lại ra dạo chơi vườn hoa
Tối quyến luyến má ba vui ca bên đèn
Bảy giờ đêm nằm ngủ mơ thấy tiên

Trẻ con theo tánh ưa trái cây ưa bánh
Hàm răng hay sún vì chua
Mà ai cho bánh thì ưa

Dầm mưa dang nắng
Chơi cát dơ mẹ mắng
Sống vui trong bầu trời thơ
Sướng thay cho đời trẻ thơ

Sớm bắt bướm hái hoa kêu la nô đùa


Chiều lại ra dạo chơi vườn hoa
Tối quyến luyến má ba vui ca bên đèn
Bảy giờ đêm nằm ngủ mơ thấy tiên

Sớm bắt bướm hái hoa kêu la nô đùa
Chiều lại ra dạo chơi vườn hoa
Tối quyến luyến má ba vui ca bên đèn
Bảy giờ đêm nằm ngủ mơ thấy tiên

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Bố Già Ngọc Thứ Lang 

                                                                              Hoàng Hải Thủy  

Năm 1951 tôi rời Hà Nội vào Sài Gòn. Sáng mùa xuân, phi trường Gia Lâm trắng mưa xuân — mưa bụi, loại mưa đặc biệt chỉ mùa xuân ở Bắc Việt mới có. Hạt mưa thật nhỏ, chỉ những thiếu nữ Hà Nội mặc áo nhung mới có làn mưa trăng trắng bám trên hai cánh tay áo. Áo nhung, chỉ áo nhung mới có làn mưa bụi trắng ấy, những loại hàng khác thấm nước mưa nên không có làn mưa trắng mỏng này. 

Tôi xa Hà Nội năm tôi mười tám khi vừa biết yêu. Năm ấy tôi mang theo cây đàn lên phi cơ nhưng số tôi không khá về mặt đàn địch — “không khá” không đúng, phải nói là “Dzêrô Ghi-ta” — ba lần tôi học đàn nhưng rồi tôi cũng bỏ cuộc, không chơi nổi được lấy một bài tủ cho ra hồn, như bài La Vie en Rose tôi rất thích. Năm 1950 tôi học đàn thầy Tạ Tấn ở Hà Nội, năm 1951 tôi học đàn thầy Vĩnh Lợi ở Sài Gòn, năm 1959 tôi học đàn thầy Lâm Tuyền ở Sài Gòn. Ba lần học, thầy dậy đàng hoàng, tôi vẫn không đàn được. Quá tam ba bận. Không được là không được. 

Năm 1952 tôi làm phóng viên nhật báo Ánh Sáng, tòa soạn ở đường Bonard, gần tiệm ăn Kim Hoa cạnh rạp xi-nê-ma Casino de Saigon. Những năm 1970 nhà này là Tiệm Kem Kim Ðiệp. Thời ấy — một nửa thế kỷ trôi qua – Sài Gòn an tĩnh, đời sống ở Sài Gòn tương đối thanh bình, chiến tranh Việt Pháp diễn ra dữ dội ở miền Bắc, miền Trung, những tờ nhật báo Sài Gòn không có nhiều tin giựt gân — kể cả những tin không giật gân, tin xe cán chó — để đăng. Một hôm có chiếc xe buýt chạy đường Phú Nhuận—Sài Gòn lạc tay lái đâm vào cổng Dinh Gia Long, vài người bị thương nhẹ — Năm ấy Cao Ủy Pháp ở trong tòa nhà về sau ta gọi là Dinh Ðộc Lập, chính phủ ta, Thủ Tướng Trần Văn Hữu, ở Dinh Gia Long. Tôi đến nơi xẩy ra tai nạn lấy tin. Ðang đứng láng cháng hỏi và ghi chép tôi nghe tiếng người hỏi: 
– Báo nào thế? 

Người hỏi là Nguyễn Ngọc Tú, tức Ngọc Thứ Lang, người những năm 1965, 1970 là dịch giả tiểu thuyết Bố Già dịch từ The Godfather của Mario Puzo. Lúc tôi đến đấy, tình cờ Tú cũng đến đấy. Ðấy là lần đầu tiên tôi gập Tú. Tú trạc tuổi tôi, công tử Bắc kỳ — những năm đầu thập niên 1950 chúng tôi mới hai mươi tuổi. Tôi vào Sài Gòn đã sớm, Tú còn vào Sài Gòn sớm hơn tôi. Chắc vì là con thứ nên Tú lấy bút hiệu là Ngọc Thứ Lang. Gập nhau chúng tôi thân nhau ngay. Tú nói anh từng là nhân viên tòa báo của ông Hiền Sĩ. Dường như là tờ Phục Hưng. Ðây là tờ nhật báo Việt đầu tiên ra đời ở Sài Gòn sau khi người Pháp trở lại Ðông Dương năm 1945. Nghe nói Phục Hưng là tờ nhật báo do Sở Thông Tin Pháp tài trợ để tuyên truyền cho Pháp. Do đó Phục Hưng bị coi là “báo Việt Gian”. Báo có mặt ở Sài Gòn chừng hai, ba năm thì Sở Thông Tin Pháp cho đình bản. Trong tòa soạn báo Phục Hưng có anh Trường Sơn Nguyễn Huy Thái, một ký giả có tài của làng báo Sài Gòn trước năm 1954. Một bút hiệu khác của anh Thái là Huy Thanh. Anh qua đời khoảng năm 1990 ở Sài Gòn. Năm 1952 khi tôi gập Tú và thân với Tú tờ báo của ông Hiền Sĩ đã đóng cửa từ lâu, ông Hiền Sĩ đã về Chợ Gạo, Mỹ Tho làm Cai Tổng. Có lần tôi thấy ông đến tòa soạn báo Sàigònmới thăm ông bà Bút Trà. Lên Sài Gòn ông Hiền Sĩ vẫn ăn bận đúng kiểu Cai Tổng Nam kỳ lục tỉnh: đội mũ nỉ, miệng ngậm ông vố, tay cầm ba-toong, mặc bộ đồ sá xẩu, chân đi giép, răng vàng, nói cười rổn rảng. 

Về chuyện Tú là nhân viên tờ báo của ông Hiền Sĩ tôi phải viết thêm: đấy là chuyện Tú kể với tôi. Mới đây khi nhắc đến Tú, một ông bạn nói Tú du học ở Paris đến năm 1954 mới về nước. Tôi hỏi ai nói, ông bạn nói Tú nói. Tôi biết Tú không có đi Tây, đi Tầu chi hết, kể cả Tây Ninh Tú cũng chưa bao giờ đi. Thành ra chuyện Tú nói với tôi anh từng là nhân viên nhật báo Phục Hưng của ông Hiền Sĩ tôi sợ cũng chỉ là chuyện Tú nói.  

Tú bằng tuổi tôi, học hành lem nhem như tôi, chúng tôi cùng bỏ học sớm, cùng biết tí đỉnh Pháp văn, Anh văn. Tú thông minh hơn tôi, Tú sắc xảo nước đời hơn tôi, ít tuổi nhưng hay chơi trội: mới hai mươi tuổi đã vào Nhà Cercle Sòng Bạc Kim Chung đánh roulette, hút thuốc phiện. Năm 1955 Tú kiếm được nhiều tiền. Anh in và bán quyển “Tại sao tôi di cư ?” cho Bộ Thông Tin Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa — thời Bộ trưởng Cao Ðài Phạm Xuân Thái. Nghe nói ông Bàng Bá Lân là tác giả quyển sách nhỏ ấy. Sách ra đúng thời điểm, đúng nhu cầu. Ông Bàng Bá Lân viết sách, Tú mang sách vào bán cho Bộ Thông Tin. Không bán bản quyền mà tác giả in sách, sách tuyên truyền, chừng 100 trang, Bộ Thông Tin mua cả chục ngàn quyển. Nhờ việc chia tiền lời với ông Bàng Bá Lân, Tú có cả trăm ngàn đồng, số tiền thật lớn thời đó. Anh ăn diện: sơ-mi Valisère hàng nylon mới từ Paris sang bán ở tiệm đồ đàn ông mode nhất, đắt nhất thời đó trên đường Tự Do, dùng đồng hồ vuông mặt đen, mũ Mossant, cặp da nâu bệ vệ như cặp của Bộ trưởng Phạm Xuân Thái, máy chữ portatif, quạt máy Marelli, hút thuốc lá Mỹ Phillip Morris Vàng Kingsize, bật lửa Dupont, ăn cơm Tây, rượu chát vv.. 

Và Tú gập tình yêu. Nàng là cô giáo người Bắc, nhà ở gần ngay nhà Tú — đường Genibrel, từ sau 1956 là đường Huyền Quang, Tân Ðịnh — cô giáo có chồng. Chồng nàng ra bưng kháng chiến. Nàng ở Sài Gòn dậy học, sống với đứa con nhỏ và bà mẹ, chờ đợi chồng trở về. Cô giáo trung thành với chồng. Chiến tranh chấm dứt, đất nước chia đôi, tháng 12 năm 1954 chồng nàng từ Ðồng Tháp Mười tập kết lên tầu Ba Lan ra Bắc. Thấy chồng không chịu trở về, cô giáo thất vọng. Nàng trao trái tim nàng cho Tú. Cuộc tình của họ gập trắc trở. Dường như bà mẹ của cô giáo không bằng lòng. Cô giáo tự tử chết, bỏ lại mẹ già, con thơ. Thật tội. Ðời Tú, từ cái chết bi thảm của cô giáo, bắt đầu xuống dốc không phanh. Anh nằm luôn trong một nhà bán thuốc phiện ở hẻm Monceaux, Tân Ðịnh, sau 1956 là đường Huỳnh Tịnh Của nối dài. Anh ăn, hút, ngủ trong nhà đó luôn, bán dần đồng hồ, máy chữ, cặp da trả tiền hút. Tú ra khỏi nhà đó hai tay không với bệnh nghiện hút nặng. 

Từ sau năm 1954 đất nước chia đôi nguồn cung cấp á phiện cho miền Nam Việt Nam, nay là Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, không đến từ Bắc Việt nữa mà đến từ vùng Xiêng Khoảng nước bạn Ai lao, hoặc vùng gọi là Tam Giác Vàng. Hàng – á phiện – từ Lào về Sài Gòn bằng đường hàng không. Năm 1960, 1961 Ai Lao có nạn binh biến, đảo chính xẩy ra chí chạt: Ðại úy Nhẩy Dù Lèo Khong Le làm đảo chính, đuổi Thủ Tướng, rồi hai ông Hoàng Lèo Phoumi, Phouma tranh quyền Thủ Tướng đánh nhau liên miên. Trong một lần hai ông Hoàng Lèo tranh quyền, Vientiane bị giới nghiêm, phi trường Vientiane đóng cửa nhiều ngày. Phi cơ không bay, á phiện Lèo không về được Sài Gòn. Tình hình giới HítTôPhê Việt Nam Cộng Hòa thập phần nguy kịch. Ðệ tử của Cô Ba Phù Dung có thể nhịn ăn nhiều ngày nhưng khônng thể nhịn hút dù chỉ là nửa ngày. Ðệ tử Cô Ba Phù Dung có thể thiếu cơm — thực ra là mấy ổng Tiên Ông Phi Yến Thu Lâm săng phú cơm, săng phú luôn cả thịt cá, rau dưa — nhưng mấy ổng không thể nửa ngày không có thoóc. Thời ấy trong giới Hít Tốp có câu nói: 
– Phu Mi, Phu Ma đánh nhau, PhuMơ chết! 

PhuMơ: fumeur, tiếng gọi khác là phum, dân phum, tức dân hút thuốc phiện. Mà PhuMơ Mít chết thật. Hàng không về, thuốc tăng giá. Những nhà còn thuốc giữ lại không bán ra. Gần như có tiền và chịu giá đắt mấy cũng không mua được thuốc. Mà lính của Cô Ba thì tuyệt đại đa số là đọi, tức tiên khồng. Chít mất. Chít là cái chắc! Nô thoóc! Không có thoóc! Làm sao bi giờ? Trong cơn nguy cấp ấy không biết ông Con Trai Bà Cả Ðọi Hít Tô Phơ thông minh nào có óc khoa học vật lý hóa kiêm bào chế sư nẩy ra sáng kiến thần sầu cứu nguy cho thân mình và đồng bạn bằng cách: lấy sái thuốc phiện nấu lên với nước, lọc đại khái cho nước thuốc không có cặn, rút vào ống chích, chích thẳng vào gân máu. Sáng kiến này dựa trên sự phân tích khoa học: hút khói thuốc phiện vào phổi, phổi đưa chất thuốc vào máu. Tiến trình này mất thì giờ và tốn thuốc, mười phần thuốc được dùng thì chất vào máu chỉ được hai, ba phần. Tại sao không nấu cho sái tan ra nước — thuốc phiện chưa hút cháy thành sái lại không dùng được trong trò chích choác này — lấy nước sái chích thẳng vào mạch máu? Chích như vậy là thuốc vào máu đủ chăm phần chăm, ép-phê liền tù tì tút suỵt, chưa rút mũi kim chích ra thuốc đã vào đến tim, lại không bị tiêu hao, phí phạm môt ly ông cụ nào. 

Thế là từ đó thế giới Ma Túy Việt Nam Cộng Hòa có thêm trò chích choác. Rồi màn kịch vô duyên mấy trự Gà Lèo không bôi mặt cũng đá nhau sặc mắm ngóe rồi cũng phải ngừng, á phiện lại từ Lèo bay về Sài Gòn đều đều, nhưng dân nghiện Sài Gòn đã có thêm trò chích choác. Dân nghiện ma túy Âu Mỹ chích cocaine, heroine, gọi chung là bạch phiến, chất trắng, là tinh chất của á phiện. Dân nghiền Việt chích bằng nước sái thuốc phiện, chất nước mầu nâu sẫm hay vàng nhạt, đậm hay đặc, tùy theo số sái và số nước nhiều hay ít. Người đã choác khó có thể bỏ choác để trở lại hít, tức hút. Vì choác quá nặng. Ðang hút 100 đồng người nghiện chỉ cần choác 10 đồng là phê khủng khiếp, choác phê hơn hít nhiều. Và Choác tàn phá con người nặng, mạnh và nhanh hơn Hít rất nhiều. Cai thuốc phiện khó hơn lên trời, nhưng người nghiện hút may ra còn có thể cai được — Cai: bỏ hút — còn Choác thì vô phương. Choác một năm cơ thể bị tàn phá bằng Hít mười năm. 

Tú Lé — Tú bị lé một mắt nên chúng tôi gọi anh là Tú Lé — từ Hít sang Choác. Những năm 1965 Tú chuyên mặc sơ-mi dài tay. Những gân máu trên hai cánh tay anh bị chích nhiều quá thành chai cứng, đen sì, trũng xuống như lòng máng nước. Tú viết cho Tuần San Thứ Tư của Nguyễn Ðức Nhuận và lai rai cho nhiều báo khác, anh lấy bút hiệu Ngọc Thứ Lang. Nhuận đưa The Godfather cho Tú dịch. Tú chọn tên Bố Già và bản dịch Bố Già của Ngọc Thứ Lang là một bestseller của tiểu thuyết Sài Gòn những năm 1968, 1972. 

Năm 1976 Tú và tôi đến dự cái gọi là Khoá Bồi Dưỡng Chính Trị cho văn nghệ sĩ Sài Gòn do Hội Văn Nghệ Giải Phóng Thành Phố Hồ chí Minh tổ chức. Cùng dự khóa này với chúng tôi có Phan Nghị, Nguyễn Đình Toàn, An Khê, Lê Minh Ngọc, Cao nguyên Lang, Nguyễn Ước, Phan Kim Thịnh, Nguyễn Mộng Giác..vv. Hai mươi mốt ngày “học tập,” học viên được Thành Ủy cấp mỗi ngày một đồng tiền công tác phí. Ngày học viên được mua nhu yếu phẩm, được phát đúng hơn, tiền mua số nhu yếu phẩm này lấy từ trong số 21 đồng tiền công tác phí: hai hộp sữa, hai gói thuốc điếu Vàm Cỏ, một ký đường, hai gói mì, một cây kem đánh răng, nửa ký bột giặt, hai trăm gam bột ngọt vv.. Lãnh nhu yếu phẩm xong học viên Nguyễn Ngọc Tú, tức Ngọc Thứ Lang, tác giả Bố Già, biến mất liền trong hai ngày không đến lớp. Chúng tôi nói với nhau: “…Ngọc Thứ Lang mang nhu yếu phẩm đi hưởng bồi dưỡng rồi.”

 Anh đổi số nhu yếu phẩm ấy lấy thuốc chích. Cuối năm 1976 ký giả Hồ Ông — hiện ở Sydney, Úc, làm báo — cho tôi hay: “Anh Tú bị bắt đi phục hồi nhân phẩm trên Bình Triệu. Anh ấy nhắn về bảo anh lên thăm”. Một sáng Hồ Ông và tôi trên hai xế đạp lên Bình Triệu thăm Tú. Trung Tâm cai ma túy của thành phố được đặt trong tòa nhà Tu Viện Fatima. Tu viện vừa xây cất xong, chưa khai trương thì bị chiếm. Phòng ốc rộng rãi, mát mẻ, sạch sẽ, thênh thang, thừa tiện nghi, bể xi-măng chưá nước máy lớn ở vườn sau, tha hồ tắm. Mỗi phòng dự định dành cho một tu sĩ nay có ba, bốn anh nghiện ở, phòng không có đồ đạc, bàn ghế gì cả, chỉ có mấy cái chiếu trải trên sàn. Ða số là dân choác, bị công an hốt đi từ những động choác. Rất ít người được gia đình tiếp tế. Anh em vào đây chỉ với một bộ quần áo đang mặc trên người. 

Khi tôi đến gập Tú anh đã khoẻ, đi lại, ăn uống được. Những vết chích trên da thịt anh bị lở loét nhưng không sao, rồi sẽ lành. Nhiều người cai choác bị lở như vậy. Tú dẫn tôi đến xem tờ bích báo của Trung Tâm Phục Hồi Nhân Phẩm. Báo có 7 bài, một mình Tú viết 5 bài. Nghề của chàng. Tú kể chuyện có nữ ký giả ngoại quốc đến thăm Trung Tâm, Tú nói được tiếng Pháp, tiếng Anh nên ban quản đốc đưa anh ra nói chuyện với khách. Nữ ký giả ngạc nhiên khi nghe nói Tú là dịch giả The Godfather của Mario Puzo. Chắc cô nghĩ, theo những tiêu chuẩn kinh tế thị trường Âu Mỹ, đã là dịch giả The Godfather thì đâu có thể thân tàn, ma dại quá đến như Ngọc Thứ Lang. Cô nhà báo không tin. Tú được phép của trại về Sài Gòn lấy quyển Bố Già đem lên Trung Tâm cho nữ ký giả thấy là thật. 

Tú nói sau thời gian cai nghiện ở Trung Tâm Bình Triệu đệ tử của Cô Ba sẽ phải đi nông trường cải tạo ít nhất là hai năm, nhưng vì Tú có khả năng ban quản đốc sẽ giữ Tú lại làm việc ở Trung Tâm. Tốt thôi. Ðấy là lần cuối cùng tôi gập Tú. Từ lần chúng tôi gập nhau đầu tiên năm 1952 đến lần gập nhau lần cuối năm 1976, 24 mùa lá rụng đã qua cuộc đời chúng tôi. 

Năm 1979 trở về mái nhà xưa tôi được tin Tú đã chết ở Trại Cải Tạo Phú Khánh. Trại này nằm giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Tôi nhớ Tú nói anh sẽ được giữ lại Trung Tâm Bình Triệu, tại sao anh lại phải đi Trại Phú Khánh? Tôi hỏi và được biết nguyên nhân như sau: một hôm Trung Tâm cần in một số tài liệu. In ronéo. Vì Tú từng làm báo, biết về việc in và nhà in, nên ban quản đốc giao tiền cho Tú, và hai chú phục hồi đã khoẻ mạnh, mang tài liệu về Sài Gòn in. Ðến nhà in Tú đặt in, để hai chú bạn ngồi lại, đem tiền in đi luôn. Tú đi choác. Hai chú bạn ngồi va-ly đói dài, tiền ăn cơm trưa không có, tiền lấy đồ in cũng không luôn. Tú biến mất vài ngày rồi cũng trở lại Trung Tâm. Ban quản đốc thấy không thể giữ Tú lại nên cho Tú đi trại. Nghe nói một sáng trời lạnh ở Trại Tù Khổ Sai Phú Khánh, Tú rít điếu thuốc lào, đứng tim, ngã ra chết. 

Năm 1986, tiểu thuyết Bố Già do Ngọc Thứ Lang dịch được in lại. Hai nhà xuất bản tranh nhau in Bố Già: Nhà Xuất Bản Trẻ  và Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông tin Hà Nội. 


Mario Puzo, tác giả The Godfather, tiểu thuyết bestseller từng bán đến 21 triệu cuốn, qua đời ở nhà riêng trong thành phố Bay Shore, bang NewYork, ngày Một Tháng Bẩy năm 1999, thọ 78 tuổi, có năm con, chín cháu. 

Ngọc Thứ Lang, tác giả Bố Già, qua đời ở Trại Lao Cải Phú Khánh năm 1979, chưa đầy 50 tuổi, không vợ, không con. 

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt


Lê Mạnh Chiến

 I. Vài lời của tác giả nhân việc đăng bài lên mạng Internet
Bàì viết về hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt mà quý vị độc giả sẽ đọc dưới đây được viết theo lời nhắn nhủ từ một biên tập viên của báo Người Đại biểu Nhân dân (nay là báo Đại biểu Nhân dân). Trước đó, tác giả đã viết bài 170 sai lầm trong một cuốn từ điển và đã gửi cho tạp chí Thế Giới Mới để đăng nhiều kỳ, nhưng chỉ mới đăng được 6 kỳ (từ số 582 ra ngày
26/4/2004 đến số 587 ra ngày 31/5/2004) với 67 ví dụ thì bị dừng lại. Tác giả đã đến Văn phòng đại diện của tạp chí Thế Giới Mới ở Hà Nội để tìm hiểu sự tình và được một biên tập viên ở đó cho biết, đại ý như sau: “Bài này được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt vì đã vạch rõ những cái sai nghiêm trọng trong một cuốn từ điển từng được nhiều người “có tiếng” ca ngợi.
Tuy nhiên, dẫu chưa nêu rõ ai là tác giả của quyển từ điển có hại kia nhưng nhiều độc giả đã phát hiện ra GS Nguyễn Lân, mà như ông đã biết, GS Nguyễn Lân được coi là một ngôi sao sáng của ngành giáo dục Việt Nam, còn tạp chí Thế Giới Mới là cơ quan thuộc Bộ Giáo dục, cho nên, nếu “vạch áo cho người xem lưng” một cách kỹ quá thì cũng có phần “bất tiện”. Nghe vậy, tác giả rất thông cảm và biết ơn tạp chí Thế Giới Mới. 

Dường như hiểu được khó khăn của tác giả trong việc công bố một bài mà một biên tập viên đáng kính của báo Đại biểu Nhân dân cho là “rất cần phổ biến rộng rãi”, người này đã nhắn tin qua nhà văn Vương Trí Nhàn và nhắc rằng do chức năng và khuôn khổ của báo Đại biểu Nhân dân, nên chỉ có thể đăng được bài ngắn mà thôi. Thế là tác giả phải gói ghém lại trong khoảng 4000 chữ, với 20 ví dụ về những lầm lỗi của GS Nguyễn Lân. Vì phải đụng chạm với một ngôi sao trong làng từ điển tiếng Việt (được trao tặng Giải thưởng nhà nước năm 2001 về khoa học và công nghệ cho “Cụm công trình về giáo dục học từ điển tiếng Việt”) nên tác giả phải “dè dặt”, bèn đặt tiêu đề là “Những quyển từ điển có rất nhiều sai lầm”. Trong khi đó, tác giả cũng gửi bài gần giống bài này (lấy những ví dụ khác) cho tạp chí Nghiên cứu và Phát triển với tiêu đề Hai quyển từ điển có hại cho tiếng Việt thì được BBT tạp chí này thêm một chữ rất (trở thành Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt) và đăng ngay. Tạp chí Văn hóa Nghệ An số 56 (tháng 01/2005) cũng đăng bài này với tiêu đề ấy. Tác giả rất cảm ơn và thấy đúng là phải đặt tiêu đề như thế. Bởi vậy, ở đây, tác giả xin lấy tiêu đề như tạp chí Nghiên cứu và Phát triển đã sửa chữa giùm.

Cũng xin nói thêm về “số phận” của bài này sau khi được đăng trong hai số báo Người Đại biểu Nhân dân (số 67 và 68, ngày 27 và 29 tháng 4 năm 2005).

Sau khi bài này được đăng trên báo Người Đại biểu Nhân dân chừng hai tháng, nhân khi tác giả đến tòa soạn để nộp một bài khác (hình như là bài Chớ nên bịa đặt cứ liệu lịch sử nói về việc bịa đặt cứ liệu lịch sử trong sách Lịch sử Hà Tĩnh (nói rằng sách Đường thư đã ghi chép việc “Mai Thúc Loan từng làm phu gánh quả vải tươi sang kinh đô Trường An”, mà tất cả các nhà sử học hàng đầu, được gọi là “tứ trụ” của giới sử học đều phạm phải) nên đã hỏi thăm về phản ứng đối với bài Những quyển từ điển… Tác giả được biết rằng tình hình ở đây tuy giống như ở tạp chí Thế Giới Mới (bài báo được hoan nghênh) nhưng có hơi khác một chút xíu. Số là ngay trong ngày 27/4/2005, nghĩa là khi bài báo mới in được một nửa, GS Nguyễn Lân Dũng đã gọi điện thoại đến tòa soạn (vì ông là đại biểu Quốc hội, được phát báo đến tận tay), cực lực phản đối việc đăng bài này, với lý do đại để nói rằng ”GS Nguyễn Lân là một nhân vật nổi tiếng đã “thành danh”, sao dám làm mất uy tín của ông? Ban biên tập đã trả lời đại ý là: “Vì thấy bài này viết rất chặt chẽ, có chứng cứ đầy đủ, rất có trách nhiệm và rất bổ ích nên chúng tôi đăng. Còn nếu đồng chí thấy có gì sai thì cứ viết bài phê phán, chúng tôi sẽ đăng ngay”. Từ đó đến nay đã gần 8 năm trôi qua mà vẫn không thấy GS Nguyễn Lân Dũng hoặc bất cứ ai vạch được điều gì sai trái của tác giả. Điều đó chứng tỏ rằng những sai lầm nghiêm trọng của GS Nguyễn Lân mà tác giả Lê Mạnh Chiến đã phê phán là hoàn toàn chính xác, không thể bác bỏ. Sự im lặng của GS Nguyễn Lân Dũng và của những người mê tín GS Nguyễn Lân là bằng chứng hùng hồn nhất để khẳng định điều đó.

Mặc dầu những người muốn phản đối bài báo này đều đành phải bó tay nhưng tác giả vẫn cảm thấy rất đáng buồn, bởi vì, tuy người ta vẫn luôn mồm nói câu “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” nhưng báo Giáo dục và thời đại thì từ chối, không đăng bài nói về mối hại đối với tiếng Việt, Bộ Giáo dục thì coi như không có vấn đề gì xảy ra. Đặc biệt, GS Nguyễn Lân Dũng, một đại biểu Quốc hội được tiếng là thẳng thắn, cương trực, vì dân, v.v. thì lại cực lực phản đối bài báo rất cần cho dân, sau đó, liên tục cho tái bản hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt mà vẫn không có ai lên tiếng. GS tiêu biểu, được coi là chuyên gia hàng đầu về tiếng Việt, ngôi sao của ngành giáo dục thì như vậy, GS Đại biểu Quốc hội thì như vậy, Bộ Giáo dục thì như vậy, các trường đại học và cả một đội ngũ giáo sư đông đảo… tất cả đều thờ ơ với số phận của tiếng Việt như vậy, thử hỏi, làm sao mà nền giáo dục không “xuống cấp”, văn hóa không lụn bại, đạo đức không suy đồi? Tác giả tuy có quyền tự hào nhưng vẫn mang trong mình một nỗi đau khôn nguôi.

Bao giờ nền giáo dục nước ta mới hồi sinh?

Bài này được viết đã lâu nhưng chưa hiện diện trên mạng Intternet. Nhận thấy nó còn giữ nguyên ý nghĩa thời sự, tác giả mong được các blogger cho phổ biến tới đông đảo độc giả. Sau đây là bài mà báo Người Đại biểu Nhân dân đã đăng ở số 67 và 68, ngày 27 và 29 tháng 4 năm 2005.

II. Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt 


Mùa thu năm 2003, thầy giáo về hưu H.H.Phúc ở Hà Tĩnh có đưa cho chúng tôi xem một quyển từ điển giải nghĩa các từ Hán-Việt dày hơn 860 trang, mà theo thầy thì nó rất tồi tệ, rất có hại cho người sử dụng vì nó có quá nhiều sai lầm nghiêm trọng. Thầy đề nghị chúng tôi đọc và phân tích, phê phán những chỗ sai để cảnh báo trước toàn xã hội về tai hại của nó. Chúng tôi liền mở ra xem, lướt qua vài chục tờ ở vần A thì giật mình khi thấy ở từ ác ôn, soạn giả giải thích rằng ôn nghĩa là bệnh dịch. Thực ra, vốn là   ác côn, do sự biến âm chút ít mà thành ra ác ôn. Chữ côn có nghĩa gốc là cái gậy và nghĩa mở rộng là kẻ hư hỏng; nó có mặt trong các từ du côncôn đồ. Do đó, ác ôn là kẻ hư hỏng, gây nhiều tội ác. Lướt qua vài trang, gặp từ anh hùng thì thấy giải thích rằng hùng nghĩa là loài thú khỏe nhất. Tuy từ điển này không ghi chữ Hán, nhưng qua cách giải thích như vậy thì ta biết rằng soạn giả nghĩ đến chữ hùng () nghĩa là con gấu. Nhưng, trong từ anh hùng 英雄 thì hùng () nghĩa là người có tài trí kiệt xuất. Cách giải thích các từ tố ôn và hùng như thế chứng tỏ rằng soạn giả không hề biết chữ Hán (mặc dầu có thể đã từng đi học chữ Hán, nhưng “chữ của thầy đã trả hết cho thầy” rồi), mà chỉ đem lời đoán mò để giảng giải các từ ngữ Hán-Việt, may ra thì đúng. Lật vội mấy trang nữa, liếc vào từ đại sứ 大使, một từ rất quen thuộc, ta lại phải kinh ngạc vì ở từ này, chữ đại nghĩa là lớn () thì soạn giả lại giảng rằng đại nghĩa là thay thế (). 

Chỉ với ba ví dụ vừa nêu cũng đủ để kết luận ngay rằng quyển từ điển này không đáng tin cậy và rất có hại cho người sử dụng nó. Lúc bấy giờ, chúng tôi chưa biết ai là người biên soạn, vì quyển sách bị xé mất mấy trang đầu và vài trang cuối. Thầy H.H. Phúc bảo tôi: “Rồi ta sẽ biết tên sách và tên tác giả thôi, nhưng trước mắt, ông nên chiu khó đọc và phát hiện thêm nhều sai lầm trong đó để cảnh báo trước công luận về mối nguy hại do nó gây ra”. Tôi đồng ý với thầy vì thấy điều đó là cần thiết, hơn nữa, tôi cũng có chút tò mò, muốn biết soạn giả này liều lĩnh và vô trách nhiệm đến mức nào. Thế là tôi phải đọc tương đối kỹ hơn, và bước đầu đã phát hiện được khoảng 170 sai lầm trong cuốn từ điển này.

Tạp chí Thế Giới Mới từ số 582 đến số 587 (từ ngày 26.4. đến 31.5.2004 ) đã công bố bài 170 sai lầm trong một cuốn từ điển nhưng độc giả chưa biết tên cuốn từ điển đó. Bài ấy đã được đăng liên tiếp trong 6 kỳ mà chỉ mới nêu được 68 từ phạm sai lầm. Nhưng, như thế cũng đủ cho thấy nhiều sai lầm rất đáng sợ mà soạn giả đã phạm phải.

Sau đó, được một số độc giả mách bảo, chúng tôi đã xác định được rằng quyển sách chứa hàng đống sai lầm kia chính là Từ điển từ và ngữ Hán Việt của GS Nguyễn Lân (bản mà chúng tôi đã đọc là của Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, HN, 2002). Một số độc giả còn cho biết thêm rằng những sai lầm mà chúng tôi đã nêu đều có mặt đầy đủ trong quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000), mà người biên soạn cũng chính là GS Nguyễn Lân. Chúng tôi đã đối chiếu hai quyển với nhau thì thấy rằng Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2112 trang) chứa gần như trọn vẹn cả Từ điển từ và ngữ Hán Việt (867 trang), cho nên, những từ bị giảng sai trong Từ điển từ và ngữ Hán Việt thì đều có mặt trong Từ điển từ và ngữ Việt NamNgoài ra, chúng tôi cũng được đọc bài Đọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân, trong quyển Những tiếng trống qua cửa các nhà sấm của tác giả Huệ Thiên (do Nhà xuất bản Trẻ phát hành vào quý 3 năm 2004; bài này được in lại từ tạp chí Văn ở TP Hồ Chí Minh , số 6, tháng 9 và số 8, tháng 11 năm 2000), trong đó, tác giả chỉ mới ‘’đọc lướt’’ các vần A, B, C (chiếm 1/5 quyển sách) mà đã vạch ra được 117 điều “chưa ổn’’. Những ý kiến phê bình của ông Huệ Thiên rất xác đáng. Tuy nhiên, vì chỉ mới “đọc lướt’’ cho nên trong phần mà ông đã đọc qua vẫn còn những sai lầm nghiêm trọng chưa bị phát hiện. Từ đó, chúng ta biết rằng ngoài những sai lầm giống như ở Từ điển từ và ngữ Hán Việt (mà chúng tôi đã tìm thấy hơn 200 trường hợp), Từ điển từ và ngữ Việt Nam còn chứa vô số sai lầm khác nữa, rất có hại cho việc học tập và giảng dạy tiếng Việt.

Như vậy, riêng GS Nguyễn Lân đã biên soạn ra hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt. Điều này làm cho nhiều người đau lòng, nhưng đó là sự thực không thể chối cãi. Với số lượng sai lầm nhiều đến mức ấy thì phải in thành sách hoặc đăng nhiều kỳ liên tiếp mới có thể tải hết được. Trong phạm vi một bài viết cho một lần đăng báo, chúng tôi chỉ có thể nêu vài chục ví dụ về những sai lầm nằm trong cả hai quyển từ điển kể trên để độc giả chứng giám.

1. ẩn lậu 隱漏

Theo soạn giả thì ẩn = giấu kỹ, lánh đi, ngầm; lậu = rỉ ra ngoài, và ẩn lậu nghĩa là giấu giếm, không thẳng thắn nói ra. Quả thật, trong chữ Hán, chữ lậu  này có nghĩa là rỉ ra ngoài. Nhưng như thế thì các từ tố ẩn và lậu có vẻ như trái nghĩa với nhau, bởi vậy, giải nghĩa như vậy là không thoả đáng, mà có thể nói là sai. Chữ lậu còn có vài nghĩa khác nữa, mà trong trường hợp này nó có nghĩa là lọt, là thoát (lậu võng nghĩa là lọt lưới), cũng là trốn tránh mà thôi. Vậy ta có thể nói rắng, ẩn lậu nghĩa là giấu giếm, là lẩn tránh. Soạn giả định nghĩa rằng ẩn lậu nghĩa là giấu giếm, không thẳng thắn nói ra là để “khắc phục” điều mâu thuẫn mà ông cũng nhận thấy như chúng tôi chăng, nhưng, không thẳng thắn nói ra nghĩa là nói một cách ấp úng vì sợ sệt, hoặc là ở trong tình thế không thể giấu giếm được nên đánh phải nói ra chứ đâu có phải là ẩn lậu.

2. bàn hoàn 盤桓

Từ bàn hoàn có hai nghĩa: a) quanh quẩn không dứt ra được; b) quấn quýt với nhau. Giải thích như thế cũng tạm được. Về các từ tố, soạn giả cho rằng bàn là quanh co, hoàn là uốn éo. Thực ra, bàn  nghĩa là vòng vèo, còn chữ hoàn  này có các nghĩa như sau: a) cột gỗ dựng bên cạnh các dịch trạm (tức là trạm chuyển công văn) hoặc các công thự để quy định vị trí đứng đợi. Như vậy, từ bàn hoàn 盤桓 có nghĩa ban đầu là đi lại quanh quẩn cái cột mốc để mong ngóng. Về sau, nó có nghĩa mở rộng là bồi hồi, vương vấn, và quấn quýt.

3. bắc thần 北辰

Bắc thần nghĩa là sao bắc cực. Chữ thần  này có nhiều nghĩa, trong đó, có nghĩa là thiên thể, là tinh tú, là ngày tháng, là đế vương (khác hẳn với chữ thần  nghĩa là kẻ bề tôi hoặc chữ thần  trong từ tinh thần 精神). Trong trường hợp này, thần  có nghĩa là ngôi sao. Nó còn có âm là thìn để chỉ ngôi thứ 5 trong 12 ngôi địa chi (tí, sửu, dần, mão, thìn, tị…). Soạn giả đưa ra một định nghĩa rất dài dòng: bắc thần là ngôi sao sáng hình như đứng yên một chỗ trên bầu trời và giúp ta xác định hướng chính bắc. Ðịnh nghĩa này không sai nhưng quá rườm rà. Ðiều không thể tha thứ được là ông đã “phán” bừa rằng thần nghĩa là tinh thần.

4. bị cáo 被告

Bị cáo là người bị tố cáo và bị toà án đem ra xét xử. Soạn giả đã hiểu đúng nghĩa của từ này, nhưng thật đáng ngạc nhiên khi thấy ông giải thích rằng cáo nghĩa là báo cho biết! Nếu đúng như vậy thì từ bị cáo chẳng liên quan gì với việc báo cho biết. Ðành rằng chữ cáo  cũng có nghĩa là báo cho biết, nhưng nó còn có một số nghĩa khác nữa, mà cụ thể ở đây làbuộc tội, vạch tội.

5. bức xạ 輻射

Theo soạn giả, bức nghĩa là bắt buộc, xạ nghĩa là bắn; bức xạ là sự phát và truyền năng lượng dưới dạng sóng và dạng hạt. Có thể chấp nhận định nghĩa này về bức xạ. Nhưng soạn giả đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi ông đoán liều rằng bức nghĩa là bắt buộc. Chữ bức  ở đây (khác hẳn chữ bức  là bắt buộc) có nghĩa gốc là nan hoa ở bánh xe, và có nghĩa mở rộng là toả ra khắp mọi phía xung quanh.

6. cử tọa 擧座

Về từ tố cử, soạn giả nêu ra các nghĩa: cất lên, đưa lên, nổi dậy, thi đỗ; còn tọa thì có nghĩa là ngồi. Thực ra, chữ tọa  ở đây có nghĩa là chỗ ngồi (khác với chữ tọa  nghĩa là ngồi). Về chữ cử, ngoài vài nghĩa mà soạn giả đã nêu, còn có nhiều nghĩa khác, trong đó có nghĩa là tất cả., và đó chính là nghĩa của nó trong từ cử tọa. Vì thế, cử tọa nghĩa là tất cả những người ngồi dự một cuộc họp

7. dạ hợp 夜合

Theo lời soạn giả thì dạ = ban đêm; hợp = thích hợp; và dạ hợp là một loài cây cùng họ với ngọc lan, hoa trắng rất thơm, nở về ban đêm. Cách cắt nghĩa từ tố hợp như trên đã khiến ông tin rằng dạ hợp nghĩa là thích hợp với ban đêm nên loài hoa này ắt phải nở về đêm! Ðó là một điều sai nghiêm trọng. Ðúng là chữ hợp  có một nghĩa là thích hợp, là phù hợp, nhưng nó còn có nhiều nghĩa khác nữa. Trước hết, nghĩa ban đầu của nó là khép lại, mà đó cũng chính là nghĩa cụ thể trong từ dạ hợp 夜合. Từ điển Từ nguyên nói về cây dạ hợp như sau: “mộc bản, diệp trường, hoa thanh bạch sắc, hiểu khai dạ hợp, cố danh”. Nghĩa là: thân gỗ, lá dài, hoa màu trắng xanh, trời sáng thì nở, ban đêm thì cụp lại, do đó mà có tên ấy. Như vậy, vào ban đêm, hoa dạ hợp không thể nở được, dẫu đã nở rồi cũng phải cụp lại.

8. Ðịa Trung Hải 地中海

Ðịa là đất, là lục địa; trung là ở trong, ở giữa; hải là biển. Ðịa Trung Hải là biển ở trong lục địa. Tuy nhiên, từ này đã trở thành tên riêng để chỉ một biển cụ thể, có diện tích 25 triệu km2, nằm ở phía nam Châu Âu, phía bắc Châu Phi, phía tây Châu Á, thông với Ðại Tây Dương qua eo biển Gibraltar và thông với Biển Ðỏ qua kênh đào Suez. Ðiều đáng ngạc nhiên là sau khi giải thích rằng Ðịa Trung Hải là biển ở giữa lục địa, soạn giả đưa ra một câu ví dụ: Biển Caxpiên của Liên xô là một địa trung hải. Như vậy, ông đã không định nghĩa được từ Ðịa Trung Hải, lại còn dùng từ này như một danh từ chung, với nghĩa là cái hồ lớn. Hơn nữa, biển Caxpiên còn có 43.200 km2 thuộc chủ quyền của Iran chứ không hoàn toàn thuộc Liên Xô trước đây.

9. đồng lõa 同伙

Có lẽ ai cũng biết rằng từ đồng lõa có hai nghĩa: 1) người trong cùng một nhóm để làm một việc bất chính (danh từ), và 2) cùng tham gia một nhóm làm việc bất chính (động từ). Soạn giả dạy rằng lõa là cái bọc. Thực ra, lõa là âm đọc chệch từ chữ hỏa  nghĩa là lửa, là bếp. Theo binh chế thời xưa, mười người lính thì cùng nấu một bếp, tạo thành một hỏa, như một tiểu đội vậy. Đồng hỏa 同伙 (chữ hỏa  ở đây thường được viết là  để chỉ người) nghĩa là người trong cùng một bếp ăn, mở rộng ra là bọn người cùng một nhóm “làm ăn với nhau” (thường là bất chính.)

10. giám quốc 監國

Soạn giả cho biết: giám nghĩa là trông coi, quốc là nước. Đúng. Nhưng ông định nghĩa rằng giám quốc là người đứng đầu một nước cộng hoà tư sản thì sai to. Càng sai nữa khi ông viết rằng Ngày nay người ta dùng từ “tổng thống” để thay từ “giám quốc”. Thực ra, giám quốc là người cầm quyền tạm thời khi vua vắng mặt hoặc khi vua còn nhỏ. Ví dụ, năm 1908, Phổ Nghi lên ngôi khi mới hai tuổi, đình thần nhà Thanh đã cử cha của ông ta là Tải Thuần làm giám quốc. Cuối năm 1787, tướng của Nguyễn Huệ là Vũ Văn Nhậm ra Bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh rồi lập Sùng Nhượng Công Lê Duy Cận (chú của Lê Chiêu Thống ) làm giám quốc vì Lê Chiêu Thống đã chạy khỏi kinh thành để cầu cứu quân Thanh. Khi Nguyễn Huệ ra Bắc giết Vũ Văn Nhậm, ông vẫn để Lê Duy Cận làm giám quốc.

11. kinh lạc經絡

Soạn giả cho biết rằng chữ kinh  có các nghĩa: sửa trị, đường dọc, sách vở, từng trải, thường. (Chúng ta hiểu rằng trong từ kinh lạc, thì kinh có nghĩa là đường dọc). Còn chữ lạc thì ông cho rằng đó là dây thần kinh, và kinh lạc là hệ thống dây thần kinh nối liền các huyệt. Nhưng, theo từ điển Từ Hải thì kinh lạc là mạng lưới các đường vận chuyển khí huyết (theo quan niện của Đông y, gần có nghĩa như năng lượng) trong cơ thể. Kinh là những đường chính chạy theo chiều dọc của cơ thể; lạc là những đường nối ngang giữa các đường dọc ấy; các huyệt châm cứu đều nằm trên mạng lưới kinh lạc. Hệ kinh lạc khác hẳn hệ thần kinh, và các đường kinh lạc không trùng với các dây thần kinh.

12. linh sàng 靈床

Linh là thiêng liêng, là liên quan đến người chết; sàng là cái giường. Các từ tố này đã được soạn giả giải nghĩa đúng. Nhưng ông cho rằng linh sàng là giường thờ người mới chết chưa đem chôn. Nếu như vậy thì phải chăng Nguyễn Du đã dùng sai từ này ở hai câu thơ trong Truyện Kiều:

 Sang nhà cha, tới trung đường,/ Linh sàng bài vị thờ nàng ở trên.

Thật ra, từ linh sàng có hai nghĩa: 1) giường đặt thi thể người chết khi đám tang; 2) cái bàn nhỏ đặt trước bàn thờ, làm “chỗ nghỉ” cho linh hồn người chết khi chưa hết tang. Đó chính là cái “giường thờ”, rồi từ đó, dân ta cũng gọi cái bàn thờ là “giường thờ” khiến nhiều người, kể cả những người biên soạn từ điển tiếng Việt đã định nghĩa: “giường thờ” là bàn thờ tổ tiên, cao và rộng! (Hoàng Phê). Trong hai câu thơ trên đây, linh sàng mang nghĩa thứ hai.

13. lộng hành 弄行lộng quyền 弄權

Lộng hành nghĩa là hành động một cách coi thường mọi người. Lộng quyền nghĩa là đem quyền hành ra làm trò đùa, muốn làm gì thì làm, chẳng kể gì đến phép tắc luật lệ. Chữ lộng  có một số nghĩa thông thường là: chơi đùa; đem sự vật khác hoặc sự việc khác ra làm trò đùa; khinh nhờn, coi thường. Với nghĩa như thế, người ta còn có từ lộng nguyệt, nghĩa là chơi đùa với trăng, tức là vui chơi dưới ánh trăng, lộng ngôn là nói năng bừa bãi, thích nói gì thì cứ nói, và lộng bút nghĩa là viết lách vô trách nhiệm, không biết cũng viết bừa, coi thường mọi người. Tiếc thay, soạn giả chỉ nắm được nghĩa sơ sài của các từ lộng hành và lộng quyền rồi suy ra rằng lộng nghĩa là lấn át. Chưa kể đến hàng trăm trường hợp giảng giải liều lĩnh khác, chỉ riêng trường hợp này cũng đã đủ cho phép mọi người coi ông là một kẻ lộng bút.

14. lưu chiểu 留照

Soạn giả giảng rằng lưu = giữ lại; chiểu = văn bản; và lưu chiểu là tác phẩm văn nghệ nộp cho cơ quan lưu trữ của nhà nước để làm tài sản chung. Nhưng, chẳng có chữ chiểu nào có nghĩa là văn bản cả. Hơn nữa, chúng ta biết rằng chữ chiểu ở đây chính là biến âm của chữ chiếu , tức là đối chiếu, là so sánh để phát hiện thật hay giả hoặc đúng hay sai. Lưu chiểu là giữ lại bản mẫu của văn bản đã lưu hành để so sánh, kiểm tra khi cần thiết. Mục đích chính của việc lưu chiểu là như thế chứ không phải để làm tài sản chung. Soạn giả đã không hiểu chữ chiểu và cũng không hiểu gì về từ lưu chiểu.

14. lỵ sở治所

Lỵ sở là trung tâm hành chính của một địa phương. Nhưng thật là sai lầm khi soạn giả đoán rằng lỵ là đến nơi. (Chữ này có mặt trong từ lỵ nhậm 蒞任, nghĩa là đến nơi nhậm chức). Ông không biết rằng lỵ sở vốn là trị sở治所 nhưng bị đọc chệch đi và đã trở thành thói quen. Lỵ ở đây chính là trị , nghĩa là cai quản, điều hành công việc, và cũng dùng để gọi tắt từ trị sở.

15. thôi thúc 催促

Từ này tưởng là quá đơn giản, thế mà soạn giả đã giảng sai. Theo ông, thôi nghĩa là thúc giục, và thúc nghĩa là buộc. Thực ra, chữ thúc  này có nghĩa là giục giã, là đòi phải tăng tốc, như trong từ đốc thúc, khác với chữ thúc  nghĩa là buộc. Chữ thúc trong từ thôi thúc cũng có âm là xúc, và có mặt trong từ xúc tiến.

16. thế nghiệp 世業
Soạn giả đã giảng rằng thế nghĩa là quyền lực hoặc trạng thái (có dạng chữ Hán là ), nghiệp nghĩa là nghề, và thế nghiệp là chức vụ do cha ông để lại trong thời phong kiến. Thực ra thế nghĩa là đời, nghiệp là sự nghiệp hoặc sản nghiệp. Thế nghiệp 世業 là sự nghiệp hoặc tài sản do đời trước để lại. Các bộ từ điển đáng tin cậy đều định nghĩa như thế.

18. trữ tình 抒情

Vì không biết “mặt chữ” mà chỉ phỏng đoán theo cảm tính nên soạn giả đã giảng giải rằng trữ là chứa chất, tình là tình cảm; trữ tình là chứa chất tình cảm. Thật là sai lầm nghiêm trọng. Nên nhớ rằng ở đây, trữ  nghĩa là biểu đạt, là bày tỏ. Trữ tình nghĩa là bày tỏ tình cảm. Cần phân biệt chữ trữ  này với chữ trữ  trong từ tích trữ.

19. vi điện tử   

Vi điện tử là hạt điện tử rất nhỏ, đó là cách giải thích của soạn giả, khiến người đọc buồn cười. Điện tử, tức electron, là một loại hạt cơ bản bền vững, là hạt tích điện âm trong mọi vật chất thông thường, có khối lượng bằng khoảng 9,11 x 10-28gram và điện tích khoảng -1,602 x 10-19 coulomb. Như vậy, điện tử có khối lượng và điện tích rất cụ thể, làm gì có thứ điện tử rất nhỏ khác nữa?

Từ vi điện tử vốn được dịch từ tính từ microelectronic(al) trong tiếng Anh (hoặc micro-electronique trong tiếng Pháp), nó chỉ có thể đóng vai trò tính từ, như trong các cụm từ như mạch vi điện tử, thiết bị vi điện tử, v.v. để chỉ mạch điện tử hoặc thiết bị điện tử có kích thước cực kỳ nhỏ bé.

20. viễn phố 遠浦

Soạn giả giải thích rằng viễn = xa; phố = chỗ bán hàng, nhà trạm; và viễn phố = nơi ở xa. Rồi ông trích dẫn câu thơ Gác mái, ngư ông về viễn phố… của Bà huyện Thanh Quan. Ông không hiểu rằng ở đây, phố nghĩa là bến sông chứ không phải phố là cửa hàng. Viễn phố 遠浦 nghĩa là bến sông ở xa. Bà huyện Thanh Quan ở thế giới bên kia hẳn phải nổi giận và vô cùng đau lòng cho đất nước nếu bà biết rằng có một nhà biên soạn từ điển tiếng Việt ở cuối thế kỷ XX đã giảng giải thơ của bà như thế.

Vài chục thí dụ trên đây chỉ là một phần mười của những sai lầm mà chúng tôi đã phát hiện được trong Từ điển từ và ngữ Hán Việt, mà cũng nằm cả trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân. Đương nhiên, vì Từ điển từ và ngữ Việt Nam chứa trọn nội dung của Từ điển từ và ngữ Hán Việt và còn thêm rất nhiều từ ngữ khác ít liên quan đến Hán ngữ nên nó còn phạm vô số sai lầm khác mà tác giả Huệ Thiên đã cho thấy một phần qua bài Đọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân.

Qua những thí dụ này, chúng ta thấy soạn giả Nguyễn Lân luôn luôn sẵn sàng “sáng tác” nghĩa cho các từ tố; hơn nữa, ông lại rất thiếu kiến thức về văn hóa, lịch sử và khoa học. Nếu trong đời một giáo viên đứng trên bục giảng mà một hai lần phạm vài sai lầm như những trường hợp kể trên thì cũng trở thành trò cười và mang tiếng cả đời rồi. Huống chi, từ điển là sách cung cấp những hiểu biết chính xác về từ ngữ, ở đây là từ ngữ tiếng Việt, mà phạm đến vài trăm sai lầm lớn như thế, sao có thể chấp nhận được?

Một thực tế rất đáng buồn là Từ điển từ và ngữ Hán Việt chứa nhiều sai lầm nghiêm trọng như vậy nhưng sau lần xuất bản đầu tiên năm 1989 (Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh), nó đã được tái bản nhiều lần. Vì thế nên đến năm 2000, GS Nguyễn Lân lại cho ra đời quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam lớn hơn và càng nhiều sai lầm hơn. Đặc biệt, Từ điển từ và ngữ Hán Việt thì được GS Lê Trí Viễn coi là cuốn từ điển Hán Việt tốt nhất từ trước đến nay, và nó sẽ là công cụ tra cứu không thể thiếu được đối với bất kỳ ai, trước hết là học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo, các nhà biên soạn, khi muốn nắm được nghĩa chính xác của từ và ngữ Hán Việt trong tiếng Việt hiện nay. Còn về giá trị của Từ điển từ và ngữ Việt Nam thì GS Vũ Khiêu cho rằng “trí tuệ và tâm huyết của tác giả đã tạo ra một tác phẩm rất có giá trị mà cả xã hội đang mong đợi” (theo Lời giới thiệu).
Khỏi phải bàn về tính khả tín của hai vị giáo sư này.

L. M. C.