Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Trịnh Công Sơn: Vẫn lặng lẽ nơi này

Ca từ, giai điệu thấm đẫm cái tĩnh tại của Thiền gợi lên nỗi cô đơn bình lặng tỏa nhẹ, tạo cảm thức tinh tế về không gian, thời gian cứ chất chứa trong “Lặng lẽ nơi này".

Một cách tình cờ, tôi được nghe bài hát “Lặng lẽ nơi này” của Trịnh Công Sơn trên blog của một người bạn, những ca từ thật ám ảnh và nhiều cảm xúc:

Tình yêu mật ngọt
Mật ngọt trên môi
Tình yêu mật đắng
Mật đắng trong đời…

Thứ triết lý về tình yêu trong những khúc tình ca của Trịnh Công Sơn luôn thấm đẫm tinh thần của Phật Giáo. Và cả tình ca này cũng vậy. “Tình yêu - Mật ngọt”, “Tình yêu - Mật đắng”…ta thấy man mác, phảng phất cái dư âm của “sắc sắc không không” giữa cuộc đời này.

Tình yêu vốn là như thế, hạnh phúc và khổ đau, ngọt ngào và cay đắng - hòa quyện lại, làm nên một gương mặt tưởng như vĩnh cửu qua ngàn đời, mà hóa ra biến hóa khôn lường, chẳng cách nào hiểu thấu, chẳng cách nào nắm bắt.

Tình yêu như biển
Biển rộng hai vai
Tình yêu như biển
Biển hẹp tay người
Biển hẹp tay người lạc lối

Cách so sánh ấy quen quen mà thật lạ! Ta nhớ tới những vần thơ của Tagore về tình yêu: “Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu/ Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên/ Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu”.

Thật khó để cắt nghĩa được ca từ tuyệt đẹp của Trịnh Công Sơn. Có lẽ cứ để đó, thật tự nhiên, những tầng sâu sắc ấy, để cứ thốt lên mà không cần lời nào lý giải... Bởi âm nhạc của trái tim chỉ có thể được hiểu bằng trái tim. Bởi những yêu thương và tuyệt vọng của tình yêu cũng cứ ngân nga, trăn trở khôn nguôi mà không cách nào diễn tả cho hết được.

Em đi về nơi ấy
Nơi đâu nơi đâu
Sông cạn đá mòn
Trăng treo đầu con sóng
Tan theo tan theo
Chút tình xa vắng

Dường như vẫn mãi là hình bóng người con gái mong manh trong nhạc Trịnh, mong manh để cái với tay của kẻ tình si dù lắm đam mê, dù nhiều khao khát, chẳng cách nào chạm tới, để “sông cạn đá mòn, trăng treo đầu con sóng”, thời gian cứ man mác chảy trôi, “chút tình xa vắng” rồi cũng tuyệt vọng “tan theo tan theo”.

Chạm tới đáy tâm hồn người nghe là nỗi khắc khoải ngàn đời của tình yêu: “Làm sao ru được tình vơi? À ơi, nỗi đau này người…”

Tình yêu vô tội
Để lại cho ai
Buồn như giọt máu
Lặng lẽ nơi này
Trời cao đất rộng
Một mình tôi đi
Đời như vô tận
Một mình tôi về
Một mình tôi về…với tôi

Lặng lẽ một nỗi cô đơn trải ra mênh mang. Lặng lẽ ngẫm nghĩ về cuộc đời này, về thân kiếp mình, cũng giống như một kiếp phù du… "Con đò ghé qua bờ này, bờ nọ nhưng sẽ đậu lại ở bến kia” (*). Cũng có thể suốt cuộc đời này ta chẳng có duyên phận là bến đợi của người ấy. Chẳng thể trách trái tim, chẳng thể trách tình yêu, càng chẳng thể trách "ai kia"...

Ca từ, giai điệu thấm đẫm cái tĩnh tại của Thiền gợi lên nỗi cô đơn bình lặng toả nhẹ tạo cảm thức tinh tế về không gian, thời gian cứ chất chứa trong “Lặng lẽ nơi này”. Có lẽ cũng bởi đó dường như là những nét rất riêng trong những nhạc phẩm mang tên Trịnh Công Sơn.

  • Nguyên Anh
(*) Trịnh Công Sơn viết trong bài: “Chợt tôi thấy thiên thu là một đường không bến bờ” trên báo Tuổi Trẻ ra ngày 6/2/1994


Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ...?



Những bài hát của Trịnh luôn có một nỗi buồn, nhưng lại luôn có những thông điệp rất thiền như thế. Sống, là không hờ hững, sống là không chờ đợi, là biết tận dụng mọi cơ hội của cuộc sống để sống chân thành và yêu thương hết mình; để được nhận lại những gì đáng có; biết cho đi sẽ được hạnh phúc, biết đón nhận mọi điều với tâm thế thật thoải mái và tích cực, bởi: cuộc đời đó, có bao lâu mà hững hờ.

Này em, "cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”…


Lâu lắm rồi tôi không có một chút thảnh thơi để khắc hoạ lại khuôn mặt của chính mình. Ý tôi là khuôn mặt mà những người yêu thương tôi vẫn nhận ra ở bất cứ lúc nào, nơi nào chứ không phải là những nét kí họa vội vàng, rời rạc.
Giọng hát của Khánh Ly trong ca khúc này làm tôi liên tưởng đến những chiếc lá xoay xoay, chao chao trong mưa. Những chiếc lá thích ở lưng chừng, nhìn đời nghiêng nghiêng chứ chưa vội rơi xuống im lìm cùng mặt đất. Tôi đang nhớ về những cơn mưa ngày xưa nay đi vắng đã lâu.
Trời ươm nắng vàng hoe cho mây hồng tụ lại tan chảy thành những cơn mưa. Những cơn mưa nhoà đi trong xác phượng đỏ rực thành những cơn mưa hồng rỉ rả. Mưa hồng là ảo ảnh trong đôi mắt, đau vùi trên đôi tay. Tôi chỉ thấy cơn mưa ấy nơi đây, trong các sáng tác của người nhạc sĩ họ Trịnh, bên cạnh những con phố hẹn và bàn tay chờ, những dòng sông đã qua đời gọi trùng dương khơi nước lên sóng mềm.


Thời còn nhỏ, tôi thắc mắc sao lại là mưa hồng? Có bao giờ mưa lại màu hồng. Nhưng rồi có một lần trời mưa trong cơn nắng, và ánh nắng soi vào màn mưa một màu hồng lung linh, tôi mới chợt hiểu, có mưa hồng thật. Và rất đẹp nữa.
Trời ươm nắng cho mây hồng
Mây qua mau em nghiêng sầu
Còn mưa xuống như hôm nào
Em đến thăm mây âm thầm mang gió lên
Những ngày hè, trời xanh và rất cao, những đám mây bồng bềnh phiêu lãng có một màu hồng nhẹ rất đẹp. Giữa trời hè đó, lá xanh hơn, tiếng ve rộn ràng hơn, con tim cũng loạn nhịp hơn khi thấy bước chân người con gái mong manh đi lại. Một chút buồn len lỏi, một niềm vui âm thầm, một tình cảm lâng lâng khó gọi thành tên trong trái tim chàng trai mới lớn cứ dâng tràn. Thành thơ thành nhạc là thế. Nhưng tình đầu thường quá mong manh, tuổi hoa qua cũng nhanh, chia ly sớm tới để kéo dài thêm nỗi đợi chờ, để người ngồi ngóng mưa, và buồn vương vấn, cho dù ngoài kia vạn vật vẫn theo quy luật của tự nhiên, mưa vẫn rơi và nắng vẫn lên, lá vẫn xanh và phượng vẫn hồng.
Người ngồi đó trông mưa nguồn
Ôi yêu thương nghe đã buồn
Ngoài kia lá như vẫn xanh
Ngoài sông vắng nước dâng lên hồn muôn trùng
Tôi thấy đâu đó trong tiếng cười hồn nhiên của trẻ nhỏ là "tiếng khóc tiếc thương những ngày vui ngắn ngủi”. Tôi thấy trên từng phiến lá, "loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng”, màu vàng úa đang lấn dần màu xanh. Tôi thấy ở đâu đó trong trăm năm, tiếng hoang vu vọng về. Cuộc đời tạm bợ chỉ là cõi ngụ để ta ghé chân qua…
Và tôi nghe thấy tiếng em khóc trong một chiều mưa hồng từng cánh phượng tả tơi. Tiếng khóc như tiếng nấc nghẹn nức lòng lời ca muộn phiền.
Này em đã khóc chiều mưa đỉnh cao
Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu
Em đi về cầu mưa ướt áo
Đường phượng bay mù không lối vào
Hàng cây lá xanh gần với nhau

Trong tiếng guốc mộc mòn tê của tuổi, em đi về phía con "đường phượng bay mù không lối vào”. Cuộc đời lận đận, vô thường, long rong. Em đi về phía ấy làm gì. Đường mưa ướt áo, "vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi…”…
Khi xa thật rồi, lòng mới thấy nuối tiếc cho những lời chưa nói, cho những ánh mắt chưa trao. Rụt rè, e thẹn, bối rối, hình như tuổi trẻ ngày nay với thời đại interner không còn những trạng thái cảm xúc ấy nữa rồi. Bọn trẻ yêu cuồng sống vội, nhạc trẻ bây giờ cũng loạn những ca từ nghe phát kinh, chẳng còn chút nào lãng mạn như xưa. Những hẹn hò trên net thật chóng vánh, những cuộc vui thâu đêm, những mối tình yêu cuồng sống vội, những tranh giành vật chất phù du, hiếm thấy còn người trẻ nào biết nghe và sống như nhạc Trịnh. Họ bảo rằng nhạc này xưa rồi. Thật buồn, sao họ không nghe những ca từ này đi để thấy nó đẹp và buồn nao lòng thế nào:
Này em đã khóc chiều mưa đỉnh cao
Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu
Em đi về cầu mưa ướt áo
Đường phượng bay mù không lối vào
Hàng cây lá xanh gần với nhau
Người ngồi xuống mây ngang đầu
Mong em qua, bao nhiêu chiều
Vòng tay đã xanh xao nhiều
Ôi tháng năm gót chân mòn trên phiếm du
Mây thường trên cao, làm sao có mây ngang đầu? Nhưng không phải mây thật, mà là mây trong tưởng tưởng, là tóc mây hờ hững vai thon. Có khi cũng là mây mù trong ký ức nhớ nhung khi người ngồi đó ngắm dòng người qua lại mà không thấy bóng dáng người xưa đâu sau bao nhiêu chiều ngóng đợi. Tháng năm qua những  gót chân đi về đã mòn mỏi trên những viên gạch lát đường, những rêu phong xưa đã che lấp dấu yêu ngày cũ, những vòng tay học trò vụng dại đã xa dần theo kỷ niệm. Sao ta vẫn lẫm cẫm còn mãi mong nhớ kỷ niệm xưa.
Người ngồi xuống xin mưa đầy
Trên hai tay cơn đau dài
Người nằm xuống nghe tiếng ru
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ
Câu kết nghe thật ý nghĩa: cuốc đời thật ngắn ngủi và qua mau; sao không yêu thương nhau, sao không tử tế với nhau, chân thành và nồng nhiệt với nhau; sao nỡ hững hờ để những ân tình trôi mau như nước mưa qua ô cửa, để những cơn đau nối dài những chuyến mưa qua trên những bàn tay chờ đợi những bàn tay?
Những bài hát của Trịnh luôn có một nỗi buồn, nhưng lại luôn có những thông điệp rất thiền như thế. Sống, là không hờ hững, sống là không chờ đợi, là biết tận dụng mọi cơ hội của cuộc sống để sống chân thành và yêu thương hết mình; để được nhận lại những gì đáng có; biết cho đi sẽ được hạnh phúc, biết đón nhận mọi điều với tâm thế thật thoải mái và tích cực, bởi: cuộc đời đó, có bao lâu mà hững hờ.
Nguồn : TuanVietNam

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Chia sẻ...

Nếu bạn SHARE thông điệp này đi thì UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc)  được 5 EUROS.

Trước khi vứt bỏ các thức ăn còn sót lại trong chén của bạn, xin bạn hãy nghĩ tới những người đang chết đói!!!

Ở Châu Phi và nhiều nơi khác trên thế giới, có những trẻ em đang chết đói... Sau hiệp định được ký kết giữa Unicef và MSN, cho trẻ em đã mất và các trẻ em khác, một chương trình cứu trợ mới đã bắt đầu.

Bao nhiêu lần bạn SHARE hình này đi cho bạn bè , thì bấy nhiêu lần quỹ của Unicef nhận được 5 euros. chúng ta hãy làm cho những trẻ em đang chết này được sống. Chúng ta đừng quên là cứ mỗi giây , thì có một trẻ đang chết vì đói.

Việc này chỉ đáng giá gần 2 phút trong cuộc sống của bạn, nhưng đối với trẻ em Châu Phi, thì điều này chiếm cả đời chúng.