Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Chợ Cái Răng - Cần Thơ.

Xin giới thiệu các bạn một loạt hình ảnh về Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ). Đây là hình ảnh do anh Hào Xuân (Sydney) ghi lại qua ống kính tuyệt vời của anh ấy. Nhìn những hình này làm tôi nhớ đến năm ngoái khi ghé qua Cần Thơ trong một chuyến công tác.

 Năm ngoái đi chợ nổi Cái Răng vào lúc hừng sáng và kỉ niệm buồn còn đọng hoài trong lòng. Buồn vì thấy dân mình còn nghèo quá. Ở ngay vùng gọi là Tây Đô mà nhìn chung quanh cuộc sống sông hồ sao mà chật vật quá chừng. Những cái ghe tưởng chừng sắp chìm bất cứ lúc nào. Những căn nhà xiêu vẹo (chòi thì đúng hơn) mọc lên san sát ven sông. Sông thì đầy rác. Nhìn toàn cục là một cảnh quan nhếch nhác. Đó là chưa nói đến những em bé mặt mũi đen đúa, ốm nhom, chắc thiếu dinh dưỡng hay hệ quả của suy dinh dưỡng. Lòng mình cứ chùng xuống. Đến khi ghe chở du khách đến chợ nổi, ai vui thì vui chứ tôi thì thú thật chẳng vui tí nào, có khi tránh nhìn mặt những em bé đang gân cổ quảng cáo bán hàng. Và, đó là lí do tại sao tôi không có một bài kí sự về chợ nổi Cái Răng trong chuyến công tác năm ngoái. Hôm nay, nhìn lại những hình này làm tôi nhớ lại những hình ảnh mình ghi lại trong tâm năm ngoái, nên muốn giới thiệu cùng các bạn




Nhà cửa xiêu vẹo bên sông. Hình này có lẽ chụp vào lúc nước ròng, nên những hàng cột trơ trụi, khẳng khiu.

 

Nhà cửa san sát nhau, mật độ dân số ở đây có lẽ cao nhất nhì thế giới!

 

Nhếch nhác

 

Tạm bợ

 

Chợ búa

 

Tuổi thơ gian khổ

 

Nhà cũng là bến ghe

 

Vững tay chèo

 

Hình như là nhà xí ?

 

Bến ghe hay chỗ dựa hàng hóa

 

Cuộc sống sông hồ

 

Xóm sông

 

 

Giải lao

 

Dưa hấu

 

Chuẩn bị cho phiên chợ sắp tới

 

Tiếp tục chuẩn bị

 

Tập kết trên sông

 

Tay chèo, tay máy

 

Chờ khách

 

Tiểu giang thương

 

 

Giang thuyền

Chào hàng

 

Chuẩn bị nông sản

 

Nghỉ

 

Bản lẻ

 

Xiêu vẹo

 

Xóm nghèo I

 

Xóm nghèo II

 

Tạm bợ

 

Càng tạm bợ

 

Phản chiếu

 

Bần ?

 

Giải lao

 

Thần tiên


 

 

Một căn nhà tiêu biểu bên sông ở miền Tây

 

Ngon!

 

Đẹp

 


Bông súng


Bông súng


Nguồn : Blog Nguyễn Văn Tuấn

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2011

Besame mucho – Consuelo Velazquez

Bài "Bésame mucho" này lần đầu tôi nghe bằng tiếng gì lạ hoắc, tôi không thể nào hiểu được lời nhạc! Nhưng điệu nhạc êm dịu, giọng ca của nữ ca sĩ tôi không biết tên thật ấm áp, thật truyền cảm và mang một thoáng buồn đã mê hoặc tôi. Tôi cảm nhận một chuyện tình si mê, đắm đuối, nhưng cũng có chia ly, tan tác … Từ đấy tôi lắng nghe, mỗi khi bài hát được truyền đi trên đài phát thanh Sài Gòn, nhưng tôi không nhớ được gì ngoài … Bésame  mucho! Mà ngay chỉ hai chữ đó tôi cũng chả biết nghĩa là gì nữa, vậy mà tôi vẫn rung động, vẫn thấy thích mỗi khi nghe bài nhạc ấy …

Hóa ra lời nhạc thật giản đơn, thật cô đọng như những câu thơ, như những nét chấm phá trong bức tranh thủy họa của Tàu. Nhưng chỉ vài câu rất đơn giản ấy đã đủ diễn tả hết sự si mê, đắm đuối, nỗi đau buồn chia ly trong cuộc tình …
Có lẽ cái hay của bài Bésame mucho này trước hết chính là điệu boléro nhẹ nhàng, chầm chậm, nhưng thấm sâu vào tâm gan người nghe, gây ra một nỗi buồn man mác. Chả thế đa số những bài "nhạc vàng" của Việt Nam cũng hay xử dụng điệu nhạc này. Trong khi vũ nhạc điệu tango được coi như của Argentina, samba của Brazil, thì boléro đã được cải biến từ vũ nhạc điệu trova hồi cuối thế kỷ 19 và rất được ưa chuộng ở Cuba và sau này lan rộng sang Mexico.

BÉSAME MUCHO (HÔN EM THẬT NHIỀU) là một bản tình ca đặc biệt nổi tiếng trên toàn thế giới của Nhà soạn nhạc Mexico – Bà Consuelo Velazquez đã qua đời tại Mexico City năm 2005 ở tuổi 84.

Hơn 60 năm, bao thế hệ vẫn say mê hát và nghe BESAME MUCHO
Như ngày đầu ra mắt! Hiếm bài hát nào trẻ lâu đến thế, có sức lan tỏa sâu rộng đến thế.

Có điều khá thú vị là bao nhiêu người phải lòng BESAME MUCHO thì hầu như ngần ấy người đinh ninh rằng một bài hát Mexico đắm say như vậy (“Hãy hôn em thật nhiều” cơ mà) chỉ có thể do một người đàn ông từng trải trong nghệ thuật yêu và sống viết nên. Rất ít người biết tác giả của nó là một cô bé 15 tuổi. Năm 1991 ở tuổi 70, nhân kỷ niệm Nửa thế kỷ (tuổi chính thức) BESAME MUCHO, Consuelo nhớ lại: “Vào một buổi chiều, ngồi bên dương cầm, trong tâm trạng ngẫu hứng tôi đã ứng tấu những tình cảm và ước vọng đang tràn ngập. Khi đó, thậm chí tôi còn chưa biết ghi lại nốt nhạc và chưa biết đến nụ hôn đầu đời bao giờ! Không thể ngờ rằng khúc mộng ảo thời thiếu nữ đó bỗng nổi tiếng đến như vậy. Rất nhanh sau đó bản ghi âm bài hát rơi vào tay Hollywood. Và BESAME MUCHO đã vang lên trong một bộ phim Mỹ ăn khách nhất những năm 40. Đến cuối năm 1941, nó được tôn vinh là “kẻ chiến thắng” tại một trong những hit parade đầu tiên tổ chức ở Mỹ. Tôi coi đó là ngày sinh của bài hát. Bởi chính từ ngày đó đã bắt đầu con đường của BESAME MUCHO đi tới những tầm cao của đỉnh Ô-lym-pơ âm nhạc”.

Trong sự nghiệp sau này, Consuelo cũng thăng hoa trong hàng loạt tình khúc lãng mạn khác. Nhưng ca khúc để đời của bà vẫn là sáng tác đầu tay thuở niên thiếu: “Hãy hôn em thật nhiều – BESAME MUCHO”. Bài hát làm rạng danh tác giả và bao thế hệ ca sĩ thể hiện nó từ Nam Mỹ tới châu Âu. Theo số liệu chính thức, nó đã được ghi âm bằng 120 thứ tiếng ở hơn 100 nước và bán được hơn 100 triệu bản. BESAME MUCHO còn vang lên trên sân khấu opera qua giọng ca của Placido Domingo vĩ đại. BESAME MUCHO không lời được dàn hợp xướng Mỹ lừng danh trình diễn dưới sự chỉ huy của Ray Cony. Từ những năm 50 xa xôi thế kỷ trước, chính “tứ quái” Beatles đã bắt đầu con đường công danh từ BESAME MUCHO. Các ca sĩ tầm cỡ thế kỷ (20) như: Elvis Presley, Luis Armstrong, Frank Sinatra, Wes Montgomery, Ella Fitzerald… đều đã thử sức với bài hát này.


Nguồn thu nhập mà bài hát bất hủ này đưa lại do tác quyền hàng năm, Bà Consuelo khẳng định: “nó đủ để bà duy trì cuộc sống sung túc trọn đời, đủ để bà du lịch tới bất cứ nơi nào trên trái đất mà bà muốn”.
Nói về bà, Đại diện giới văn nghệ sỹ Mexico, nhà văn Carlos Monsivais khẳng định: “Consuelo là một nhà soạn nhạc phi thường, chân tình gắn bó chặt chẽ với đông đảo quần chúng Mexico và cả khu vực Mỹ Latinh”.
Năm tháng trôi qua, BESAME MUCHO – HÔN EM THẬT NHIỀU đã vang vọng bằng đủ thứ ngôn ngữ trên trái đất Giai điệu tuyệt vời cùng với khát vọng yêu thương nồng cháy của ca khúc đã làm đắm say biết bao trái tim tuổi trẻ.

Tại VN, từ những thập niên 50 thế kỷ trước BESAME MUCHO đã xuất hiện tại các thành phố lớn như HÀ NỘI – HẢI PHÒNG – SÀI GÒN bằng những đĩa nhựa loại 33v/p dùng trên máy quay chạy cót. Rồi nó nhanh chóng xuất hiện tại một số rạp hát – sàn nhảy với nhịp Rumba-Tango tình tứ, điệu nghệ. Rồi, như một một cơn gió, nó lan truyền tới mọi tầng lớp thanh niên đô thị. Những năm tiếp theo – chiến tranh lan rộng khắp hai miền đất nước; dù trong NAM hay ngoài BẮC, khúc hát BESAME MUCHO vẫn được mọi tầng lớp thanh niên tại các đô thị hay trong trường học lưu truyền mê say giữa khói lửa đạn bom! Nó như một biểu tượng hùng hồn minh chứng cho khát vọng tình yêu bất diệt! Có không ít chàng trai CẢ TỪ HAI PHÍA – HAI CHIẾN TUYẾN tạm biệt áo học trò lên đường ra trận vẫn mang theo trong ba-lô cuốn sổ nhỏ trong đó có ghi khúc hát BESAME MUCHO như mang theo cả một trời thương nhớ!. Một khát vọng hòa bình cháy bỏng! Một ước mơ ngày về bên người yêu đang đỏ mắt chờ mong.

Cho đến hôm nay, bản tình ca BESAME MUCHO với ma lực diệu kì đắm say lòng người vẫn tiếp tục vang lên trên khắp thế giới và tại VN cũng không ngoại lệ!.

Lời Pháp - Trình bày : Andrea Bocceli  

Bésame, bésame mucho
Como si fuera esta noche
La última vez

Bésame, bésame mucho
Que tengo miedo a perderte
Perderte después

Bésame, bésame mucho
Como si fuera esta noche
La última vez

Bésame, bésame mucho
Que tengo miedo a perderte
Perderte después

Quiero tenerte muy cerca
Mirarme en tus ojos
Verte junto a mi
Piensa que tal ves mañana
Yo ya estaré lejos
Muy lejos de ti

Bésame, bésame mucho
Como si fuera esta noche
La última vez

Bésame, bésame mucho
Que tengo miedo a perderte
Perderte después

Bésame, bésame mucho
Que tengo miedo a perderte
Perderte después

Que tengo miedo a perderte
Perderte después



Một lời VIÊT thoát nghĩa do ca sĩ NGỌC LAN trình bày.

YÊU NHAU ĐI 

Yêu nhau đi, đời đâu có nghĩa chi !
Yêu nhau đi ta lo chi cho đôi mi thêm phai úa màu!
Ta yêu nhau, cớ sao em âu sầu?
Phút giây này có bao giờ đến với đời ta hai lần đâu!
Nơi đây đêm nay ta cùng vui, say sưa trong niềm hoan ca
Hoà ngàn câu ân ái.
Yêu nhau đi em trong triền miên, bao la trong hồn nhiên,
Say trong đắm đuối ngất ngây!
Yêu nhau đi, mình không nên tiếc chi!
Trao nhau đi muôn môi hôn bao đam mê trong say đắm này!
Ta yêu nhau, có trăng sao trên trời
Chiếu muôn ngàn ánh soi tình chúng ta bừng muôn sắc hồng …

BS Lê Trung Ngân

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Nhạc sĩ Hoàng Trọng - Vua tango trong nhạc Việt...

 
Tên thật là Hoàng Trung Trọng, nhạc sĩ Hoàng Trọng sinh năm 1922 tại Hải Dương. Năm 1927, ông theo bố mẹ đến sống ở Nam Định.

Năm 1933, ông đã bắt đầu được học nhạc qua người anh ruột Hoàng Trung Quý. Từ năm 1937, Hoàng Trọng học nhạc tại trường Thày Dòng Saint Thomas Nam Định. Đến năm 1941, ông tiếp tục nghiên cứu âm nhạc qua sách vở và học hàm thụ từ Universelle de Paris.

Ngoài chuyện có khiếu về âm nhạc, từ thuở thiếu niên, Hoàng Trọng còn có khả năng tập họp, tổ chức ban ca nhạc. Đến năm 15 tuổi, ông đã tập họp các anh em trong gia đình như Hoàng Trung An và Hoàng Trung Vinh, các bạn như Đan Thọ, Đặng Thế Phong, Bùi Công Kỳ... thành một ban nhạc. Thuở ban đầu, ban nhạc không có tên, chỉ để giải trí và cũng để trình diễn giúp việc nghĩa. Nhưng đến năm 1945, khi Hoàng Trọng mở phòng trà Thiên Thai ở Nam Định, ban nhạc trình diễn mỗi tối ở đó và vì vậy lấy tên là ban nhạc Thiên Thai. Phòng trà và ban nhạc của Hoàng Trọng hoạt động đến khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ năm 1946. Thời gian ở Nam Định, ông cũng có mở một lớp dậy đàn, vào năm 1940.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi những nhạc sĩ đàn anh như Dương Thiệu Tước, Lê Thương, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Khoát... phổ biến những bài hát tiên phong của Tân Nhạc Việt Nam, Hoàng Trọng đã sáng tác bản nhạc Đêm Trăng năm 1938 khi ông vừa 16 tuổi.

Vì chiến tranh ông di chuyển khỏi Nam Định, qua Phủ Nho Quan, Phát Diệm và cuối cùng định cư tại Hà Nội năm 1947. Chính thời điểm này ông đã viết ra Phút Chia Ly, một nhạc phẩm Tango bất diệt, lời do Nguyễn Túc đặt:

Lòng tê tái vương nhớ nhung
Người chinh phu với sầu đông
Thuyền không bến lắng trôi tới đâu
Đưa đón ai xa ngừng bến nào
Thầm reo rắc chi sầu nhớ....

Phải nói không nhạc sĩ Việt Nam nào viết Tango nhiều và viết Tango hay như Hoàng Trọng, do đó về sau này ông đã mệnh danh là Vua Tango qua những tác phẩm Tiếng Đàn Ai, Thu Qua, Cánh Hoa Xưa, Bên Sông Đưa Người, Lá Rụng, Mộng Ngày Hồi Hương, Thương Về Quê Cha, Tình Trăng, Bóng Trăng Xưa, Hương Yêu... và nhiều bản nổi tiếng như Phút Chia Ly, Mộng Ban Đầu, Mộng Lành, Đường Về, Đẹp Giấc Mơ Hoa, Tiễn Bước Sang Ngang, Em Còn Nhớ Không Em, Ngỡ Ngàng, Nhớ Hoài, Bắc Một Nhịp Cầu...

Những ngày hồi cư về Hà Nội, Hoàng Trọng đã liên lạc được với những nghệ sĩ của đài phát thanh như Mộc Lan, Minh Diệu, Mạnh Phát, Châu Kỳ... và do đó tác phẩm của Hoàng Trọng bắt đầu được phổ biến.

Cũng thời gian ở Hà Nội, ông đã viết và được nhà xuất bản Thế Giới ấn hành quyển Tự Học Hạ Uy Cầm do ông biên soạn theo kinh nghiệm dậy đàn trước kia.

Năm 1950, nhạc sĩ Hoàng Trọng gia nhập quân đội và là trưởng ban Quân Nhạc Bảo Chính Đoàn trình diễn mỗi tuần tại một vườn hoa cạnh Bưu Điện Hà Nội và trong chương trình Tiếng Nói Bảo Chính Đoàn của đài phát thanh Hà Nội. Khoảng thời gian này ông viết nhiều bài hát trong đó có Gió Mùa Xuân Tới, điệu Rumba:

Gió mùa xuân tới
Cánh đồng tươi thắm trong nắng vàng
Muôn bướm tung bay
Mang sắc tươi phô cùng trời sáng...

Ngoài Gió Mùa Xuân Tới, những bài hát Rumba hay những điệu gần vậy như Bolero, Samba... về sau Hoàng Trọng sáng tác thêm là Nhớ Thương, Đường Về Dĩ Vãng, Thôi Đừng Lưu Luyến, Say Say Say, Vui Cảnh Mùa Hè, Trăng Lên, Nhịp Võng Ngày Xanh, Hương Đời Đẹp Tươi...

Năm 1953, tên tuổi ông nổi bật từ bản Nhạc Sầu Tương Tư, điệu Slow hầu như được trình diễn mỗi ngày trên các đài phát thanh:

Chiều rơi cho lòng lạc loài chơi vơi
Ngày rơi ai buồn giây phút qua rồi
Thời gian luống phụ cho ai mãi đâu
Luống hận cho ai mãi đâu
Muôn kiếp u sầu...

Nhạc về nhịp điệu Slow được ông viết nhiều. Trước Nhạc Sầu Tương Tư, Buồn Nhớ Quê Hương (được giải thưởng Âm Nhạc Bắc Việt 1952). Về sau Hoàng Trọng có thêm những bản hay như Bên Bờ Đại Dương, Tiếng Lòng, Nhớ Về Đà Lạt, Khóc Biệt Kinh Kỳ, Mộng Đẹp Ngày xanh...

Trong số những bản nhạc Hoàng Trọng sáng tác năm 1953 có Dừng Bước Giang Hồ, bản nhạc Pasodoble nổi tiếng như sau:

Chiều nay sương gió
Lữ khách dừng bên quán xiêu
Mơ màng nghe tiếng chuông chiều
Vương về bên quán tiêu điều
Vầng trăng hoen úa
Như lá vàng rơi cuối thu
Lững lờ soi mấy hàng cây
U sầu ta ngắm trời mây...

Những bản nhạc thuộc loại nhóm có nhịp điệu như Pasodoble, Fox và March của Hoàng Trọng có thể kể thêm là Chiều Về Thôn Xưa, Khúc Hát Mùa Chiêm, Hồn Thanh Niên...

Năm 1954, ông di cư vào Nam, chỉ một hai năm sau Hoàng Trọng đã sáng tác rất mạnh và có những ca khúc rất phổ thông.

Bản Ngàn Thu Áo Tím hay cả lời lẫn nhạc, do Vĩnh Phúc viết lời, là một thành công nhất trong những bản nhạc valse của ông như sau:

Ngày xưa xa xôi em rất yêu mầu tím
Ngày xưa vô tư em sống trong trìu mến
Chiều xuống áo tím thường thướt tha
Bước trên đường thắm hoa
Ngắm mây chiều lướt xa...

Những bản luân vũ khác hay của Hoàng Trọng đã viết có thể kể Chiều Mưa Nhớ Bắc, Khúc Ca Mầu Xanh, Bạn Lòng, Lạnh Lùng...

Trong tổng số khoảng 200 bản nhạc, khá nhiều là nhạc tình yêu và quê hương do Hoàng Trọng sáng tác, ông chỉ đặt lời lấy cho độ 40 bản, còn lại ông để cho nhiều người khác viết lời cho những bài hát. Đó là Hồ Đình Phương, Hoàng Dương, Nguyễn Túc, Quách Đàm, Vĩnh Phúc...

Nhạc sĩ Hoàng Trọng viết nhạc cho rất nhiều phim Việt Nam kể cả những phim có tiếng như Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương, Giã Từ Bóng Tối, Người Tình Không Chân Dung, Sau Giờ Giới Nghiêm, Bão Tình... Riêng nhạc của cuộn phim Triệu Phú Bất Đắc Dĩ, Hoàng Trọng đã được giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật trong năm 1972-1973.

Sau năm 1954, định cư ở miền Nam, Hoàng Trọng bắt đầu thành lập những ban nhạc trình diễn trên đài phát thanh Sài Gòn, đài Quân Đội, đài Tiếng Nói Tự Do và đài Truyền Hình Việt Nam. Những ban nhạc của ông hoạt động đến mãi 1975, có nhiều tên khác nhau như Hoàng Trọng, Tây Hồ, Đất Nước Mến Yêu... và nhất là từ năm 1967 Tiếng Tơ Đồng, ban nhạc đại hợp xướng trình bầy toàn là những nhạc phẩm đa số là nhạc tiền chiến có giá trị, với thành phần ca nhạc sĩ hùng hậu và tên tuổi của miền Nam Việt. Năm này qua năm khác, trước 1975, những ban nhạc này đã góp phần lớn lao vào đời sống tinh thần của người dân Việt.

Sau 1975, ông chỉ sáng tác có vài ba bản nhạc và không phổ biến. Bản cuối cùng của Hoàng Trọng là Chiều Rơi Đó Em.

Năm 1992, Hoàng Trọng qua định cư tại Hoa Kỳ và ông đã qua đời năm 1998.

Nhạc sĩ Hoàng Trọng, Vua Tango, có một chỗ đứng cao quý trong Tân Nhạc Việt Nam.